Đường sự nghiệp của chủ tịch Evergrande: Từ thanh niên cấp 3 bỏ học, kỹ sư thép đến tỷ phú gánh nợ 300 tỷ USD

21/09/2021 15:54 PM | Kinh doanh

Chủ tịch tập đoàn Evergrande - người đang gánh trên vai món nợ khổng lồ hiện đang là tâm điểm chú ý của truyền thông.

Evergrande là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, với khoảng 1.300 dự án tại hơn 280 thành phố của đất nước tỷ dân. Hoạt động của công ty còn có ở nhiều lĩnh vực khác bao gồm quản lý tài sản, xe điện, hàng tiêu dùng và thể thao. Thời điểm này, Evergrande hiện có khoảng 300 tỷ USD nợ phải trả, tương đương 83% tổng tài sản mà không có khả năng thanh toán.

Người sáng lập Evergrande Estate

Tập đoàn Evergrande được hình thành bởi Hui Ka Yan vào năm 1996 và đã vay rất nhiều để đầu tư cho quá trình phát triển nhanh chóng mặt của mình. Lúc này, tiểu sử của ông Hui Ka Yan đã được nhiều người tìm đọc lại.

Hui Ka Yan sinh năm 1958 ở Hà Nam, Trung Quốc và từng có một tuổi thơ cơ cực. Khi Hui Ka Yan mới 1 tuổi, mẹ qua đời, bố tham gia chiến tranh nên phải ở cùng bà ngoại. Nhà nghèo, Hui Ka Yan quyết định nghỉ học sau khi tốt nghiệp THPT đi làm nông phụ giúp bà. Sau đó, Hui Ka Yan quyết định thi lại vào trường Học viện Gang Thép Vũ Hán. Ông thi đỗ, và làm việc như một kỹ sư thép trong 10 năm.

Năm 1996, Hui Ka Yan thành lập Evergrande Estate cùng một số người bạn và đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông. Năm 2009, tập đoàn niêm yết trên sàn giao dịch chứng  khoán Hong Kong và dần vươn lên vị trí số 1 về bất động sản ở Trung Quốc.

Đường sự nghiệp của chủ tịch Evergrande: Từ thanh niên cấp 3 bỏ học, kỹ sư thép đến tỷ phú gánh nợ 300 tỷ USD - Ảnh 1.

Chủ tịch tập đoàn Evergrande - ông Hui Ka-yan trong một cuộc hội thảo ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: Xiaomei Chen

Quá trình vướng nợ

Ngay từ khi bất động sản nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính trị của Trung Quốc, ngành này đã sử dụng mô hình “ba cao một thấp” (nợ cao, đòn bẩy cao, doanh thu cao, chi phí thấp) rất rủi ro, kết quả là cầm cố thế chấp để phát triển nhanh chóng. Hui Ka Yan vay nợ từ các tỷ phú khác như Jeff Bezos hay Sheldon Adelson.

Trong nhiều năm, Evergrande đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển đi lên ở Trung Quốc. Theo New York's Times, 3/4 tài sản tư nhân ở Trung Quốc có liên quan đến quyền sở hữu tài sản. Evergrande hoạt động ở trung tâm của một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, người sáng lập Hui Ka Yan nắm giữ khoảng 70% cổ phần của công ty, đã kiếm được rất nhiều tiền.

Vào thời kỳ đỉnh cao, năm 2017, tạp chí Forbes đã ước tính tài sản của Hui Ka Yan là 45 tỷ USD. Tập đoàn Evergrande phát triển vượt ra ngoài thị trường bất động sản khi mua lại câu lạc bộ bóng đá Guangzhou FC và các lĩnh vực kinh doanh mới. Tập đoàn còn có một thời gian làm trang trại chăn nuôi.

Evergrande tham gia lĩnh vực sản xuất ôtô điện khi Hui Ka Yan đưa ra tầm nhìn sẽ vượt qua Tesla của Mỹ để trở thành hãng xe điện lớn nhất thế giới vào năm 2025. Giá trị thị trường của công ty ôtô của Evergrande đã tăng vọt lên tới 90 tỷ USD vào thời điểm đó dù vẫn chưa có một chiếc xe nào được đưa ra đại chúng.

Đường sự nghiệp của chủ tịch Evergrande: Từ thanh niên cấp 3 bỏ học, kỹ sư thép đến tỷ phú gánh nợ 300 tỷ USD - Ảnh 2.

Dây chuyền lắp ráp xe điện của Evergrande. Ảnh: Evergrande Group


Các chuyên gia cho rằng việc Evergrande vay nợ quá nhiều khi phát triển rồi đến lúc bị chính phủ siết chặt quản lý nợ nên mới tạo ra tình hình này. Riêng mảng xe điện đã khiến tập đoàn chịu lỗ 740 triệu USD. Trước tình hình đó, Evergrande đã bán cổ phần hãng xe điện, một công ty bất động sản ở Hàng Châu và một ngân hàng. Sắp tới, công ty tính toán bán nốt mảng du lịch và nước giải khát.

Theo hãng tin Bloomberg, trước mắt, Evergrande phải đối mặt với cuộc kiểm tra tính thanh khoản quan trọng vào tuần này khi phải trả 83,5 triệu USD tiền lãi vào ngày 23/9 cho đồng ngoại tệ và 232 triệu tệ (36 triệu USD) cho đồng nội tệ. Sau đó là khoản thanh toán 669 triệu USD lãi vay vào cuối năm nay. Đầu năm sau, khoảng tháng 3, tập đoàn sẽ phải thanh toán tiếp 2 tỷ USD trái phiếu đáo hạn và tiếp đó là 1,45 tỷ USD.

Trong bối cảnh đó, các tổ chức đánh giá tín nhiệm liên tục hạ điểm của Evergrande. Tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P Global Ratings đã hạ uy tín tín dụng của Evergrande xuống trạng thái rác “CC”, điều đó có nghĩa là trái phiếu công ty này có rủi ro cao, không thuộc loại đầu tư.

Bị đồng minh thân cận quay lưng

Joseph Lau là ông chủ của Chinese Estates, vốn có mối quan hệ khăng khít với Hui Ka Yan khi tham gia với tư cách người mua hoặc người bán trong hầu hết các dự án của Evergrande. Lau cũng là người đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu đầu tiên khi tập đoàn bất động sản của Hui Ka Yan IPO vào năm 2009.

Khi Lau bị kết án tội hối lộ năm 2014, Evergrande đã mua lại tòa tháp Mass Mutual Tower của Chinese Estates với mức giá cao hơn thị trường. Cùng năm đó, Evergrande tiếp tục mua một số văn phòng ở Thành Đô và khu phức hợp cư dân ở Tránh Khánh từ Chinese Estates.

Đường sự nghiệp của chủ tịch Evergrande: Từ thanh niên cấp 3 bỏ học, kỹ sư thép đến tỷ phú gánh nợ 300 tỷ USD - Ảnh 3.

Joseph Lau và vợ đã bán đi cổ phần của mình ở Evergrande khi tập đoàn này vướng phải khoản nợ lớn. Ảnh: Felix Wong


Tuy nhiên, khi Evergrande đứng trước nguy cơ sụp đổ vì món nợ quá lớn, Lau và vợ đã bán đi 138 triệu cổ phiếu Evergrande với tổng giá trị 64 triệu USD. Hành động này khiến tỷ lệ nắm giữ cổ phần của hai vợ chồng giảm xuống còn 7,96%, đứng sau Hui Ka Yan với 70,7%.

Vào tháng 8, Xia Haijun, Phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Evergrande từ năm 2014, cũng đã bán 14,8 USD cổ phiếu trong lĩnh vực ôtô điện và quản lý tài sản có trong tập đoàn.

Phương Kim

Cùng chuyên mục
XEM