Đừng hao phí sức lực và trí tuệ vào cuộc cạnh tranh nơi công sở, tốn sức mà vô ích: Hãy dùng năng lực để ai cũng phải “tâm phục khẩu phục”

12/05/2020 20:01 PM | Sống

Việc tìm đối tượng để "cạnh tranh" trong công việc là điều hết sức quan trọng để bạn có động lực để phát triển bản thân. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng ngốc nghếch tùy hứng, cố gắng bỏ công sức để ganh đua, phí sức cho những cuộc chiến vô ích nơi công sở

Tại nơi công sở, việc “cạnh tranh” giữa các nhân viên với nhau là điều tất yếu, nó như một liều thuốc xúc tác hóa học thúc đẩy phản ứng với công việc của nhân viên. Cạch tranh giúp chúng ta thúc đẩy tinh thần làm việc, thận trọng và có quá trình quan sát học hỏi từ đối phương.

Có câu nói: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Câu nói này muốn chúng ta nên nhận ra được tầm quan trọng của việc chọn người đi cùng mình. Không quan trọng chúng ta đi với ai, mà quan trọng ai sẽ là người thúc đẩy được bản thân bạn phát triển, dù cho đó là người thân hay kẻ thù thì bạn vẫn phải chọn.

Vì vậy, việc tìm đối tượng để cạnh tranh là điều hết sức quan trọng để bạn có động lực để phát triển bản thân. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng ngốc nghếch tùy hứng cố gắng bỏ công sức để cạnh tranh với những đồng nghiệp xấu tính ở công ty. Vì lý do sau:

Việc cạnh tranh nơi công sở là vô nghĩa

 Đừng hao phí sức lực và trí tuệ vào cuộc cạnh tranh nơi công sở, tốn sức mà vô ích: Hãy dùng năng lực để ai cũng phải “tâm phục khẩu phục”  - Ảnh 1.

Việc cạnh tranh với những đồng nghiệp trong công ty nói chung chính là việc chúng ta tìm tòi, học hỏi nâng trau dồi năng lực bản thân để có thể nâng cao năng suất hiệu quả công việc của mình hơn so với mọi người.

Nếu lựa chọn cạnh tranh với những người ưu tú, xuất sắc, bạn sẽ luôn có nguồn động lực và cả áp lực mạnh mẽ để làm việc và sẽ học được từ họ cách làm việc, cách cạnh tranh hay chính từ cả những sai lầm của đối phương.

Ngược lại, nếu như bạn chọn cạnh tranh với đồng nghiệp xấu tính. Điều này thật sự tệ hại! Vì khi bạn dồn hết tâm để cạnh tranh với những người luôn bới móc, ích kỷ, lòng đố kị và dã tâm họ sẽ sẵn sàng có thể cạnh tranh không lành mạnh với bạn. Điều này chỉ khiến công việc của bạn dễ bị cản trở, bạn chẳng thể học hỏi được gì từ những kẻ xấu xa mà luôn phải đề phòng. Tâm lý căng thẳng vì luôn phải đề phòng bạn chẳng bao giờ sẵn sàng tin tưởng, hợp tác làm việc với mọi người.

Hơn nữa khi bước chân vào cuộc cạnh tranh này, bạn sẽ dần bỏ quên mục tiêu ban đầu chính là hiệu suất công việc và mục tiêu tập thể. Chính điều nó sẽ cuốn bạn vào sự ganh đua, bất chấp dễ bị sa ngã. Càng kéo dài tình trạng này chỉ khiến chính bản thân chúng ta bị ảnh hưởng, công việc không thể suôn sẻ, sếp và các đồng nghiệp chỉ càng thêm đánh giá thấp về khả năng của bạn.

Đừng hao phí sức lực và trí tuệ của bản thân vào cuộc cạnh tranh tốn sức mà không thu được kết quả này. Hãy cố gắng, đẩy nó ra xa tâm niệm của bạn và học cách đối phó với kiểu đồng nghiệp này.

Ứng phó với đồng nghiệp khó ưa, khẳng định bản thân bằng năng lực

 Đừng hao phí sức lực và trí tuệ vào cuộc cạnh tranh nơi công sở, tốn sức mà vô ích: Hãy dùng năng lực để ai cũng phải “tâm phục khẩu phục”  - Ảnh 2.

Tuyệt đối không nên cạnh tranh với đồng nghiệp xấu trong công ty: Với những đồng nghiệp xấu, tốt hơn hết đừng bao giờ tìm cách so sánh thiệt hơn hay "ăn thua" với họ. Theo chuyên gia tâm lý Achor, cách dễ dàng nhất để cảm thấy kém vui vẻ, tự "đẩy lùi" năng suất trong công việc là so sánh mình với người khác.

- Hãy tạo cho mình khả năng "miễn nhiễm" với những so sánh và để người khác "chán" so sánh họ với bạn bằng cách chỉ im lặng mỗi khi họ tìm cách so sánh.

- Luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người dù có là đồng nghiệp xấu tính: Điều này chính là cách tốt nhất để bạn lan tỏa hình ảnh tốt đẹp và cảm hóa những đồng nghiệp xấu tính của bạn. Hãy kiên nhẫn chờ đợi mọi người công nhận năng lực của bạn.

- Luôn tập trung và mục tiêu tập thể, làm việc hết mình vì lợi ích chung: Điều này sẽ giúp bạn có sự tin tưởng của sếp và cả mọi người xung quanh. Với sự ủng hộ của tất cả mọi người chắc chắn mọi sự cạnh tranh, đố kị cá nhân sẽ bị đẩy lùi.

- Nỗ lực trở thành lãnh đạo: Cách nhanh nhất để các đồng nghiệp thích hơn thua thừa nhận năng lực của bạn đó là vươn lên trở thành người lãnh đạo dự án. Đây chính là thời điểm lý tưởng nhất để bạn chứng tỏ khả năng của mình, khiến đồng nghiệp phải "tâm phục khẩu phục".

Theo Aboulowang


Theo Lưu Ly

Cùng chuyên mục
XEM