Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh

07/11/2018 11:24 AM | Xã hội

Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh

Ý nghĩa của những chiếc cờ hiệu

Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 1.

Cờ ca-rô: Cuộc đua đã chính thức kết thúc.


Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 2.

Cờ trắng: Báo hiệu cho các xe đua biết trên đường đua có những chiếc xe đang chạy với tốc độ chậm, ví dụ như xe cứu thương, xe đã về nhất và đang bước vào vòng đua chậm...


Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 3.

Cờ xanh: Dấu hiệu cho biết, sau sự cố nào đó, đường đua đã được kiểm tra. Khi lá cờ này được vẫy thì đường đua đã trở lại an toàn và các xe có thể tiếp tục đua bình thường.


Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 4.

Cờ đen có vòng tròn cam ở giữa: Báo hiệu cho các tay đua biết rằng chiếc xe của họ có vấn đề, cần đưa ngay chiếc xe này vào pit-stop để tránh tai nạn.


Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 5.

Cờ vàng: Báo hiệu có nguy hiểm, các xe phải lập tức giảm tốc độ. Các tay đua không được quyền lợi dụng lá cờ này để vượt lên trước đối thủ, nếu không, bạn sẽ bị phạt rất nặng.


Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 6.

Cờ xanh nước biển ( cờ cho vượt): Khi được giơ thẳng trước một xe nào đó, nó báo cho tay đua này biết có một chiếc xe chạy nhanh (hơn hẳn một vòng) đang ở đằng sau, có thể sẽ vượt qua xe của anh ta. Nếu nhìn thấy lá cờ này được vẫy tới lần thứ 3 trước xe của mình thì tay đua phải để cho xe phía sau vượt lên.


Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 7.

Cờ nửa đen trắng: Dùng cho việc cảnh cáo những chiếc xe đang có những hành vi phi thể thao.


Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 8.

Cờ đỏ: Cuộc đua đã có sự cố. Mọi tay đua phải dừng xe ngay lập tức.


Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 9.

Cờ đen: Dành cho những xe phạm luật bị truất quyền thi đấu.


Safety Car - Xe an toàn - chiếc xe quyền lực nhất trên đường đua

Theo luật, những chiếc xe này sẽ đi vào đường đua khi có bất cứ mối nguy hiểm nào đe dọa đến sự an toàn của những tay đua, nhưng chưa đến mức cần phải dừng cuộc đua. Thông thường, Xe an toàn chỉ xuất hiện khi điều kiện thời tiết xấu hoặc tai nạn.

Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 10.

Các tay đua sẽ biết khi nào thì chiếc này đi vào vòng đua nhờ chiếc cờ vàng. Họ buộc phải từ từ giảm tốc độ và tuyệt đối không được vượt mặt đối thủ, nếu không sẽ bị truất quyền thi đấu.

Trong mùa giải năm 2018, Mercedes-AMG GT R được chọn làm Xe an toàn của các chặng đua. Xe được trang bị khối động cơ V8 4.0L Biturbo dẫn động cầu sau và hộp số thể thao ly hợp kép 7 cấp, sản sinh công suất 585 mã lực, mô-men xoắn cực đại 700 Nm.

Theo công bố của Mercedes-AMG, xe an toàn của mùa F1 2018 có khả năng tăng tốc từ 0 đến 100 km/h trong 3,6 giây, tốc độ tối đa 318 km/h.

Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 11.

Mercedes-AMG GT R, Xe an toàn của giải F1 năm 2018.


Các chặng đường trong một cuộc đua

Chặng đua thử

Các tay đua sẽ có cơ hội kiểm tra lại phương tiện thi đấu một lần trước khi chính thức bắt đầu thi đấu. Ngoài khả năng vận hành của xe thi đấu, họ cũng cần chắc chắn rằng hệ thống liên lạc với đội kỹ thuật hoạt động bình thường.

Chặng đua phân hạng

Theo luật mới được áp dụng vào năm 2016, mỗi chặng sẽ có 11 đội đua tham dự, mỗi đội có 2 tay lái. Các tay lái sẽ phải tham dự chặng phân hạng được tổ chức trước ngày đua chính, bao gồm 3 lượt (Q1, Q2 và Q3).

+ Q1 sẽ diễn ra trong 18 phút. Sau Q1, 6 tay lái có thành tích kém nhất sẽ bị loại. Kết thúc Q1 chỉ còn 16 tay lái lọt vào Q2. Ngoài ra "luật 107%" sẽ được áp dụng như sau: tay đua nào có "best lap time" (thành tích tốt nhất) nhiều hơn 107% "fastest lap" được lập bởi tay đua nhanh nhất sẽ bị loại khỏi ngày đua chính và chỉ có thể được thi đấu dưới sự cân nhắc của ban tổ chức.

Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 12.

+ Q2 diễn ra trong 15 phút. Tiếp tục 6 tay lái có thành tích kém nhất sẽ bị loại. Kết thúc Q2 chỉ còn 10 tay lái lọt vào Q3.

+ Q3 diễn ra trong 12 phút. 10 tay lái lọt vào Q3 sẽ cạnh tranh với nhau xếp thứ tự xuất phát (grid) trong ngày đua chính.

Chặng đua chính thức

Khởi đầu

Giai đoạn đầu tiên trong một chặng đua có ý nghĩa quyết định tới thứ hạng của đội. Một chiến thuật hợp lý cần được xây dựng dựa trên vị trí xuất phát của toàn bộ thành viên. Không phải lúc nào lao lên dẫn trước ngay từ vòng một cũng là lựa chọn sáng suốt. Thay vào đó, các tay đua hoàn toàn có quyền cản đầu đối phương, nhằm giúp người đồng đội có được kết quả tốt hoặc giữ vị trí chờ thời cơ.

Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 13.

Ở giai đoạn khởi đầu, thông thường cự ly giữa các xe chưa bị kéo giãn quá xa. Nhưng chỉ ngay sau góc cua đầu tiên, thứ tự sẽ nhanh chóng được thiết lập. Các tay đua nhiều kinh nghiệm sẽ cố gắng không để xe khác vượt qua trong giai đoạn này vì sẽ là rất khó để thiết lập lại trật tự khi chặng đua kết thúc.

Khúc ngoặt

Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 14.

Khúc ngoặt chính là chặng đường thử thách kỹ năng, sự nhạy cảm và bản lĩnh của các tay đua nhiều nhất. Nếu như lao đi quá nhanh, chiếc xe sẽ mất kiểm soát và trượt khỏi đường đua. Nếu quá chậm, các tay đua sẽ bị đối thủ bỏ lại phía sau. Để có được một khúc cua hoàn hảo, họ cần đến sự kết hợp giữa phanh, ngoặt và sức mạnh của động cơ - từ đó đẩy các lốp xe hoạt động hết công suất. Chỉ cần một tính toán sai lầm hoặc một phút giây do dự, họ sẽ phải trả một cái giá rất đắt.

Quãng đường thẳng

Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 15.

Đạt được vị trí tốt trên quãng đường này hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào động cơ của từng tay đua. Nếu như động cơ đủ mạnh, họ sẽ tận dụng chặng này để tăng tốc và vượt lên trên đối thủ. Tuy nhiên, hiện nay các động cơ F1 đều được thiết kế khá một cách khá cân bằng nên chuyện này rất hiếm khi xảy ra.

Chặng dừng

Các tay đua đôi khi sẽ phải tạm dừng để bảo dưỡng chiếc xe. Cách mà đội đua xử trí những chặng dừng này cũng quan trọng không kém so với những gì mà tay lái thể hiện trên đường đua. Những người chịu trách nhiệm bảo dưỡng sẽ chỉ có từ 7 đến 10 giây để làm tất cả những việc sau: Thay lốp xe, nạp nhiên liệu, điều chỉnh cánh xe, thay thế phần thân xe hư hỏng, tháo rời những mảnh vỡ và đưa xe quay trở lại đường đua

Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 16.

Không chỉ có thời gian dừng xe, thời điểm các tay đua dừng xe lại cũng cực kỳ quan trọng. Họ sẽ phải tính toán xem nên dừng xe tại đâu, vào lúc nào - điều đó đã được thảo luận kỹ càng trước mỗi cuộc đua. Để đưa ra quyết định như vậy, các tay đua cần cân nhắc rất nhiều yếu tố như: Đặc điểm đường đua, thứ hạng của đồng đội và đối thủ...

Chặng về đích

Một lá cờ ca rô sẽ được dành cho người đầu tiên cán đích. Tuy nhiên, các tay đua sẽ phải tiếp tục thêm một vòng được gọi là "vòng đua chậm". Chỉ sau khi hoàn thành vòng đua này, họ mới được điều khiển chiếc xe của mình đi vào điểm dừng của đội.

Đua xe F1 ở Hà Nội: Tất tần tật những điều cần biết về cuộc đua nhanh nhất hành tinh - Ảnh 17.

Sau đó, các tay đua cần phải lái chiếc xe của mình đến nơi có tên gọi parc fermé - bãi đỗ khép kín. Bãi đỗ xe này chỉ cho phép những chiếc xe tham gia chặng đua đi vào. Nó được sinh ra là kiểm tra xe của các tay đua, đảm bảo rằng đúng những quy định kỹ thuật. Các tay đua chỉ được đứng lên bục nhận thưởng sau khi quá trình này hoàn tất.

Theo Phụng Hiếu

Cùng chuyên mục
XEM