Động cơ nào thúc đẩy các luật sư tự nguyện bào chữa cho những kẻ giết người hay hiếp dâm?

12/01/2017 13:32 PM | Xã hội

Một bà mẹ giết đứa con 18 tháng tuổi, một tên cướp giết người mẹ trước mắt đứa con 5 tuổi, một kẻ buôn ma túy đánh vợ mình đến chết... tại sao vẫn có luật sư tự nguyện bào chữa cho những thủ phạm man rợ này?

Năm 2013, thủ phạm Dzhokhar Tsarnaev đã thực hiện vụ đánh bom đẫm máu tại thành phố Boston-Mỹ khiến 3 người thiệt mạng và 264 người khác bị thương. Dẫu vậy, tên này vẫn được chăm sóc tử tế sau khi bị bắt.

“Tôi không có quyền lựa chọn ai mới được làm bệnh nhân của tôi”, nữ y tá chăm sóc cho Tsarnaev nói.

Tương tự như vậy, 3 luật sư được chỉ định bào chữa cho thủ phạm này cũng không có quyền lựa chọn. Thế nhưng, có 2 vị luật sự là hoàn toàn tự nguyện bào chữa cho kẻ giết người này, vậy đâu là lý do của họ?

Những kẻ giết người, cướp của, những thủ phạm của các vụ án dã man tại sao vẫn nhận được sự bào chữa từ các luật sư? Phải chăng những người này tin rằng thân chủ của họ vô tội?

* Abbe Smith là nữ giáo sư luật và là giám đốc của Văn phòng biện hộ hình sự và vận động tù nhân tại trường đại học Georgetown. Bà cũng là tác giả của cuốn sách “Làm thế nào để bạn đại diện cho những người đó?”, nói về việc luật sư bào chữa cho các tội phạm.

Lấy ví dụ của bà Abbe Smith, người đã từng bào chữa cho rất nhiều tội phạm với các tội ác man rợ, như giết một người mẹ ngay trước mắt đứa con 5 tuổi chỉ để cướp xe hay 1 kẻ buôn ma túy đánh đập vợ mình tới chết chỉ vì không thông báo cảnh sát đang đến, hoặc thậm chí tàn nhẫn hơn là 1 người phụ nữ giết chính đứa con thơ của mình mà không vì lý do nào.

Trong tất cả những trường hợp này, những người ngoài hoặc thậm chí chính luật sư bào chưa Smith cũng đã từng phải hỏi bản thân tại sao họ lại bào chữa cho những người này.

Sự công bằng của luật pháp

Hầu hết những vị luật sư khi bào chữa cho các thủ phạm thường nói về một hệ thống luật pháp không hoàn thiện nếu không có những luật sư tốt ở cả 2 phía tố cáo và bị cáo, hoặc nói về sự khắc nghiệt thái quá của các hình phạt hay số lượng dư thừa quá nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số hay khác biệt như da màu bị cho vào tù để biện minh cho hành động của họ.

Trong số đó, bà Smith thích ý tưởng rằng dù thủ phạm có làm gì sai thì hình phạt cũng cần phải xác đáng. Theo bà Smith, việc ảo tưởng đòi lại công lý cho người bị oan sai hay người thuộc dân tộc thiểu số, bị phân biệt chủng tộc chỉ có trong phim ảnh mà không thường xuyên xuất hiện ngoài thực tế. Vì vậy, thay vì ảo tưởng thân chủ của mình vô tội, các luật sư cần hướng đến khía cạnh đúng đắn của luật pháp với những gì thủ phạm gây ra.


Đồng phạm Dzhokhar Tsarnaev và hiện trường vụ án ở Boston.

Đồng phạm Dzhokhar Tsarnaev và hiện trường vụ án ở Boston.

Bà Smith cho rằng dù những thủ phạm gây ra tội lỗi gì thì họ cũng có cảm xúc, tình cảm và các luật sư như bà thường cố gắng tìm kiếm “tính người” bên trong họ.

Tất nhiên, đôi lúc các luật sự bị chỉ trích là dành quá nhiều tình cảm cho thủ phạm mà quên đi những nạn nhân. Dẫu vậy, bà Smith nói rằng trên thực tế họ cũng thông cảm cho các nạn nhân. Bà lấy ví dụ một vụ án mà thân chủ bị cáo buộc hiếp dâm một sinh viên trẻ mới tốt nghiệp và bản thân bà Smith đã cảm thấy khá khó xử khi phải đối mặt với nạn nhân trên tòa. Hay một trường hợp khác khi thân chủ bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em, bản thân bà Smith đã cảm thấy có chút khoái chí vì vì từ luật sư bào chữa cho đến công tố viên hay thẩm phán trong vụ đó đều là nữ. Mặc dù vậy, bà Smith vẫn làm hết sức có thể để bảo vệ thân chủ của mình.

Đằng sau mỗi vụ án là 1 câu chuyện

Trên thực tế, không phải bất kỳ thủ phạm nào cũng là kẻ ác hoàn toàn. Có những người bị tổn thương, thiếu thốn, khốn cùng hoặc bị tác động quá nhiều bởi hoàn cảnh và cảm xúc nhất thời.

Gã thanh niên ăn cắp xe bắn bà mẹ trước mặt cô con gái 5 tuổi mà bà Smith từng bào chữa mới 16 tuổi, chưa từng gặp rắc rối với pháp luật, còn trẻ và bốc đồng. Anh chàng này gặp khó khăn khi cố gắng hòa nhập với xã hội đang gặp rắc rối ở trường, bị cha đánh và trong cơn nóng giận, cậu lấy khẩu súng của cha mình để cố gắng cướp xe hàng xóm bỏ đi.

Sau 30 năm, chàng thanh niên này vẫn ở trong tù cho tội lỗi của mình gây ra và đến giờ cậu ta vẫn chưa thể tin được mình đã bóp cò lúc đó.

Còn trường hợp người mẹ giết đứa con 18 tháng tuổi thì lại không nhớ gì cả. Cô ta thừa nhận có thể đã làm thế thật và cảm thấy vô cùng ân hận. Sống trong tù 26 năm qua, người phụ nữ đã làm việc tận tụy trong bệnh viện của trại giam cũng như văn phòng công giáo của nhà tù, qua đó cho thấy bản chất không xấu của một con người.

Rõ ràng, tội ác mà những kẻ phạm tội này gây ra là hệ quả của những cuộc đời đen tối, hoặc do sự nóng tính thiếu phán xét, hay do sự thiếu hiểu biết về việc mình đang làm. Đằng sau mỗi vụ án luôn có một câu chuyện dài mà chúng ta nên nhìn toàn diện để có thể đánh giá hết.

Vì vậy, không có gì là khó hiểu khi các luật sư muốn đại diện cho các thủ phạm khi họ đã hiểu về nhau. Tuy nhiên, không phải luật sư nào cũng chấp nhận được mọi hành vi phạm tội.

Bản thân bà Smith cho biết mình không chấp nhận được những vụ án như bắt cóc trẻ em để lạm dụng tình dục hay những vụ án có động cơ mang tính căm thù xã hội.

Dẫu vậy, theo lời của luật sư hình sự nổi tiếng Edward Bennett Williams, việc nhận các vụ án khó cho những thủ phạm tai tiếng không mang nhiều yếu tố cá nhân mà phần lớn là do ý thức không muốn một con người bị đánh giá với việc tồi tệ nhất họ từng làm. Nói cách khác, các luật sư tìm thấy trong các thủ phạm những khía cạnh mà họ không muốn xảy ra với bản thân, đó là bị đánh giá sai dựa trên những sai lầm mắc phải.

Băng Tâm

Cùng chuyên mục
XEM