Để trẻ em nói dối: Tốt hay không tốt?
Nhiều đứa trẻ không biết nói dối, nhưng lại có những đứa khác học nói dối rất nhanh. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng hiểu được tâm lý trẻ em để uốn nắn dạy bảo.
Với kẻ hay nói dối, nói dối chắc chắn sẽ phải trả giá. Mấy kẻ này lúc nào cũng phải cố gắng giữ mạch truyện cho hợp lý và từ từ tuôn ra những lời nói dối theo như tính toán trong đầu chẳng khác gì đánh thuế tinh thần. Mấy kẻ nói dối sợ nhất là câu chuyện bị lộ nên lúc nào cũng nơm nớp lo lắng và nếu bị phát hiện thì chẳng còn dám ra đường ba hoa. Còn đối với những người là đối tượng bị lừa thì chắc chắn cũng phải trả giá đắt cho mối quan hệ bị lung lay, mất niềm tin.
Tuy nhiên, khả năng nói dối đến đâu và tham gia vào việc gì cũng cho phép họ định hình những lợi ích từ việc họ nói dối vì họ có thể trốn tránh trách nhiệm về những hành động sai trái của mình, nhận thành quả của người khác và kéo bạn bè và đồng minh thành một phe. Vì vậy, đó là bước quan trọng trong việc dạy bảo con cái khi chúng bắt đầu nhận thức và nhận thức phải đặt đúng chỗ để không mang lại những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Nhà tâm lý học Gail Heyman thuộc trường đại học Carlifornia, San Diego, cùng đồng nghiệp của mình đã cố gắng tìm hiểu lí do tại sao lại chọn nói dối mà không phải là thẳng thắn nói ra sự thật. Trong một số khảo sát, các bé tham gia trò chơi sẽ nhận được quà khi nói dối. Còn trong một số khảo sát còn lại, các bé được đặt trong những tình huống xã hội lịch thiệp hơn, đôi khi vẫn phải nói dối để làm hài lòng người lớn.
Ví dụ, người thử nghiệm tặng cho đứa trẻ một bánh xà phòng thay vì một thanh socola hay một chai sữa dâu và hỏi rằng bé có thích hay không. Trong một khảo sát khác, cha mẹ được yêu cầu bí mật ghi lại những lần con nói dối.
“Trong nghiên cứu gần đây, tôi và đồng nghiệp đã cố gắng hiểu quá trình tư duy của bọn trẻ khi lần đầu tiên chúng tìm cách đánh lừa người khác, phần lớn bọn trẻ ở độ tuổi từ ba tuổi đến ba tuổi rưỡi. Chúng tôi thực sự quan tâm đến một số khả năng liên quan đến kinh nghiệm xã hội của bọn trẻ giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu.
Quan sát bọn trẻ khám phá về việc nói dối
Chúng tôi đã mời bọn trẻ chơi một trò chơi đơn giản, chúng chỉ cần biết đánh lừa đối thủ của mình là sẽ giành chiến thắng. Trong trò chơi này, một đứa trẻ giấu quà trong một trong hai cái cốc trước mặt còn người làm thí nghiệm nhắm mắt. Khi người làm thí nghiệm mở mắt, cô ấy đã hỏi đứa trẻ giấu quà ở cốc nào. Nếu đứa trẻ nói thật vị trí của món quà thì người làm thí nghiệm thắng còn nếu đứa trẻ nói dối thì sẽ giành được quà.
Bọn trẻ đã chơi trò chơi này trong vòng 10 ngày liên tiếp và mỗi ngày chơi 10 lượt. Phương pháp này cho phép chúng tôi quan sát bọn trẻ kĩ càng hơn trong từng lúc thay đổi hành vi dù là nhỏ nhất, vì vậy quá trình nghiên cứu đã dễ dàng hơn biết bao nhiêu.
Chúng tôi hướng tới các đối tượng xung quanh tuổi lên ba vì đó là độ tuổi mà trẻ bắt đầu nhận thức nói dối là như nào. Đúng như mong đợi, khi đứa trẻ lần đầu tiên chơi trò chơi thì phần lớn đều không nói dối và để thua liên tục. Tuy nhiên, trong vài lượt chơi tiếp theo, nhiều trẻ đã khám phá ra cách nói dối để chiến thắng trò chơi này và sau đó, chúng đánh lừa người làm thí nghiệm một cách hoàn hảo.
Chỉ là một cột mốc phát triển
Không phải tất cả trẻ em đều tìm ra cách nói dối ở cùng một thời điểm. Một số đứa trẻ tìm ra cách nói dối ngay ngày đầu tiên chơi trò chơi nhưng một số đứa khác chơi 10 ngày liên tiếp mà vẫn để thua.
Chúng tôi nhận ra rằng cách trẻ học đánh lừa người khác có liên quan đến một số kĩ năng nhận thức của chúng. Một trong số đó là khả năng hiểu rằng những người khác không nhất thiết phải biết những gì bạn biết. Kỹ năng này là cần thiết bởi vì khi trẻ nói dối, chúng biết truyền đạt thông tin khác với những gì chúng tin tưởng có chủ đích riêng. Một kĩ năng khác là kiểm soát nhận thức để mọi người ngừng bới móc sự thật khi chúng cố nói dối. Những đứa trẻ học cách đánh lừa nhanh nhất là những đứa đạt hai kĩ năng này ở mức cao nhât.
Chúng tôi cũng phát hiện thấy, những trò chơi mang tính cạnh tranh có thể giúp trẻ nhận ra rằng nói dối có thể được coi là một chiếc lược để mang lại chiến thắng cho cá nhân một khi mà chúng đã có những kĩ năng cơ bản để hình dung ra điều này.
Điều quan trọng cần lưu ý là khám phá ban đầu về việc nói dối không đặt dấu chấm hết. Thay vào đó là bước đầu tiên cho cả một quá trình phát triển của đứa trẻ. Sau nghiên cứu này, những đứa trẻ sẽ biết cách khi nào có thể nói dối nhưng khi làm như vậy, chính bản thân chúng sẽ phải tự vấn bản thân về đạo đức của chính mình. Trẻ nhỏ thường vô tình làm lộ sự thật khi chúng cố gắng nói dối và chúng phải học cách kiểm soát lời nói, biểu cảm trên khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể mình để thuyết phục đối phương tin tưởng.
Trong quá trình phát triển cá nhân, trẻ thường học sử dụng nhiều sắc thái giao tiếp như nịnh bợ là cách để nhạo báng người khác, chỉ đạo các cuộc nói chuyện hướng tới những chủ đề dễ chịu hay chọn lọc thông tin để nói chuyện tạo ấn tượng. Nếu chúng nắm vững được những kĩ năng này, chúng sẽ biết định hình những tình huống xã hội để không mang lại những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho những người xung quanh.”