Tại sao hầu hết trẻ em Mỹ đều hoạt bát, cá tính và đầy sáng tạo?

18/07/2017 07:32 AM | Sống

Nếu một người luôn tự cho mình là giỏi giang, hơi một chút là phê bình người khác, cho rằng mình thật cao minh và có quyền làm nhục người khác, thì cuối cùng sẽ chỉ tự chuốc lấy tai họa cho chính mình mà thôi.

Nhà triết học Gracián từng nói: "Con người luôn được tự do về mặt tình cảm, không thể và cũng không phải chịu bất kì sự xâm phạm nào."

Ý nghĩa cốt lõi trong câu châm ngôn này của Gracián thực chất biểu đạt cho cách nghĩ: Mọi người đều có quyền tự do và bình đẳng. Chính vì thế chúng ta phải tôn trọng, thông cảm lẫn nhau, chứ không nên tùy ý phê bình, chỉ trích người khác.

Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được như vậy. Lấy ví dụ, so sánh giữa người Trung Quốc và người Mỹ, chúng ta sẽ thấy được rõ ràng hơn sự khác biệt lớn chính là ở chỗ: Người Mỹ thiên về khen ngợi, còn người Trung Quốc thì dường như quen hơn với việc phê bình.

Đương nhiên, ở đây chúng ta tuyệt đối không phải đang hạ thấp người Trung Quốc. Sự hình thành của tính cách dân tộc luôn có nguyên nhân nội tại bắt nguồn từ quá trình phát triển lâu dài của nó. Khi người Trung Quốc phê bình người khác, họ không phải đều có ác ý.

Đối với người Trung Quốc, thường khi họ phê bình ai đó thì cũng chính là đang thể hiện rằng họ yêu quý người ấy. Quả đúng như vậy, dường như người Trung Quốc rất thích dùng sự phê bình để biểu đạt tình cảm đối với người khác.

Điều này được biểu hiện hết sức rõ ràng trong việc giáo dục con cái của người Trung Quốc. Chúng ta có thể thường xuyên chứng kiến, phụ huynh người Trung Quốc quát mắng con cái nghiêm khắc, thậm chí khi người khác khen ngợi con mình, họ thường không thoải mái bày tỏ sự cảm ơn, mà khiêm tốn chối khéo: "Đâu có! Đâu có!".

Thực ra trong lòng họ cảm thấy rất vui khi con mình nhận được sự tán dương, bậc làm cha làm mẹ cũng có chút mát mặt, nhưng họ lại luôn bị bó buộc trong tư duy truyền thống, cho rằng phải thể hiện sự khiêm tốn của mình, không được kiêu ngạo, không được để cho con cái có tâm lí tự mãn, vì điều đó sẽ không có lợi cho sự phát triển của chúng.

Thực ra, thành quả nghiên cứu của tâm lí học hiện đại đã chứng minh rằng, điều trẻ nhỏ cần là khen ngợi cổ vũ, chứ không phải phê bình. Thường xuyên bị phê bình sẽ tạo nên áp lực đè nặng lên tâm lí đứa trẻ. Người lớn hiểu rằng nên khiêm tốn, nhưng trẻ con đâu biết đến điều đó. Chưa biết chừng khi người lớn tỏ ra khiêm tốn, trẻ lại thực sự nghĩ mình kém cỏi, cứ thế lâu dần làm mất đi sự tự tin và hứng thú của chúng, cuối cùng sẽ coi mọi chuyện xảy ra đều rất đỗi bình thường.

Đáng tiếc rằng, cha mẹ lại thường không ý thức được điều này, họ không hiểu trẻ con cũng cần được tôn trọng, chúng cũng có tình cảm, sự tự do và tự tôn riêng. Cách thể hiện tình yêu của người làm cha làm mẹ không đúng sẽ khiến tình yêu kết thành trái đắng. Họ không hiểu rằng, nên căn cứ vào từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể và sức chịu đựng tâm lí đặc thù của mỗi đứa trẻ để quyết định, rốt cuộc nên phê bình hay khen ngợi trẻ.

Trái lại, tại sao trẻ con Mỹ rất hoạt bát, có cá tính và sức sáng tạo? Nguyên nhân quan trọng nằm ở chỗ, khi trẻ con Mỹ tiếp nhận sự giáo dục, luôn luôn có được rất nhiều lời khen ngợi, chứ không phải là sự phê bình.

Sau đây là một ví dụ về sự khác biệt trong cách giáo dục giữa 2 quốc gia. Có một đôi vợ chồng trẻ người Mỹ sống ở tầng dưới nhà chúng tôi, đứa con Jamie của họ vừa tròn ba tuổi. Đôi vợ chồng trẻ mua cho Jamie rất nhiều sách bút, màu vẽ, cho con tự tập vẽ ở nhà. Một ngày nọ, bố mẹ của Jamie ra ngoài, chỉ có một bảo mẫu người Trung Quốc ở lại lo liệu việc nhà.

Khi người bảo mẫu làm xong việc, đi vào phòng của Jamie thì bà sửng sốt: Jamie đã vẽ nhằng nhịt kín tường bao nhiêu loại màu sắc, một bức tường trắng sạch bị làm bẩn không thể chấp nhận được. Người bảo mẫu nhìn thấy như vậy, tỏ ra rất bực tức. Bà không thể chấp nhận việc một đứa trẻ lại có những hành động vô kỉ luật như vậy.

Đúng vào lúc bà chuẩn bị trách mắng Jamie thì mẹ cậu bé trở về. Người mẹ nhìn thấy tất cả sự việc, liền xúc động bế Jamie lên và nói: "Bé yêu của mẹ, con thật giỏi quá! Con đã làm cho cả bầu trời màu trắng nở ra những đóa hoa thật rực rỡ sắc màu!"

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM