Đây là lý do tại sao bạn đã trả tiền mua vé máy bay nhưng lại không có chỗ ngồi
Việc bán vượt số ghế có liên quan tới doanh thu của các hãng hàng không và để tránh tình trạng lãng phí các ghế trống.
Việc các hãng hàng không áp dụng hình thức bán vé vượt số ghế thực tế trên máy bay (Overbooking) không phải là chuyện hiếm. Thông thường, nhiều hành khách có đặt chỗ nhưng lại không đến hoặc hủy đặt vào phút cuối. Điều này tạo nên những ghế trống trên các chuyến bay nếu hãng hàng không bán đúng số vé bằng số ghế.
Do đó, các hãng hàng không bán dư một lượng vé nhiều hơn số ghế thực tế nhằm đảm bảo mỗi chuyến bay kín chỗ nhất có thể để đảm bảo lợi nhuận.
Tuy nhiên việc này sẽ khiến một vài hành khách không thể đi chuyến bay mà mình đã mua vé. Khi không có hành khách nào hủy chuyến thì việc overbooking sẽ gây ra khá nhiều rắc rối.
Như trường hợp của Danielle Sharp. Cô đã mua vé đi Irony nhưng lại không thể lên máy bay vì vé của cô đã được bán cho người khác.
"Vé của chuyến bay đã được bán nhiều hơn số ghế thực tế, vì vậy chúng tôi phải ngồi đây chờ đợi. Các chuyến bay sẽ cất cánh trong vòng 15 phút và chúng tôi thì bị mắc kẹt ở đây, Tôi đã ở đây từ lúc 3 để chờ một chuyến bay cất cánh lúc 6 giờ”, cô nói.
Tại sao các hãng hàng không lại làm điều này? Việc kiểm soát số ghế và bán đủ lượng vé tương đương lại khó khăn thế sao?
"Tôi không rõ," Sharp nói. "Nhưng rõ ràng họ quan tâm nhiều về vấn đề lợi nhuận hơn là khách hàng vì nếu không họ sẽ không gây bất tiện chúng tôi như thế này".
Sự thật là lý do Sharp đưa ra vừa đúng vừa không đúng.
Tại sao họ làm điều đó?
"Trái với nhận định của hầu hết mọi người, các hãng hàng không không hoàn toàn có lỗi", Samuel Engel, trưởng phòng thực hành hàng không tại công ty tư vấn quốc tế ICF cho biết. "Việc bán vé nhiều hơn số ghế hiện có không phài là việc làm ngẫu nhiên hoặc do lỗi hệ thống mà các hãng hàng không luôn thực hiện điều này bởi có một số hành khách sẽ không đến”.
Trong thực tế, luôn có một lượng nhất định hành khách không đến.
"Vì vậy, nếu bạn biết điều này có thể sẽ xảy ra mà vẫn cứ để yên thì bạn sẽ lãng phí những ghế trống này", Engel nói.
Nhưng nếu hành khách không đến thì chẳng phải các hãng hàng không đã bán một số ghế đến 2 lần và kiếm tiền và những hành khách kém may mắn thì bị bỏ lại nếu trong trường hợp tất cả các hành khách đều “check in” hay sao?
Câu trả lời là không. Bởi vì các hãng hàng không "không hề lãi nếu ghế đó bị bỏ trống". Đó là sự thật dù ai đó đã trả tiền cho chỗ đó, nhưng trong nhiều trường hợp người đó sẽ lại được đi một chuyến khác miễn phí.
"Một số hành khách tự ý bỏ chuyến vì họ đổi ý và không muốn đi nữa nhưng những trường hợp này không nhiều. Hầu hết các hành khách đến sân bay trễ 15 phút vì vấn đề giao thông và họ đã bỏ lỡ chuyến bay và các hãng hành không sẽ xếp họ lên một chuyến bay khác”.
CÓ MỘT TRÒ CHƠI MANG TÊN LÀ DỰ ĐOÁN
Nếu các hãng hàng không bán vé vượt số ghế, họ sẽ mất tiền, vì vậy họ thực sự đặt rất nhiều nỗ lực và tiền bạc vào việc đoán chính xác có bao nhiêu người sẽ không có mặt trên một chuyến bay nhất định.
"Hầu như tất cả các hãng hàng không ngày nay đều có hệ thống quản lý doanh thu khá tinh vi", Peter Belobaba, một nhà khoa học nghiên cứu tại Trung tâm Quốc tế về Vận tải hàng không tại MIT nói.
Hệ thống quản lý doanh thu có nghĩa là mô hình máy tính thực sự phức tạp.
Những mô hình này dự đoán rất nhiều thứ: Có bao nhiêu ghế các hãng hàng không nên bán rẻ hơn cho những ghế đã bán cho những người mua trước đó? (đây chính là nguyên nhân hãng hàng không nào cũng có vé giá rẻ); Làm thế nào để có thể để dành một lượng vé nhất định và bán giá “cắt cổ” cho một hành khách cần đi gấp?; Có bao nhiêu người sẽ không đến? Trong trường hợp mọi người có vé đều đến sân bay thì có bao nhiêu người sẽ chấp nhận một voucher để đợi và đáp chuyến bay sau?
Đối với những dự đoán về lượng hành khách không có mặt ", những hệ thống này có cơ sở dữ liệu lịch sử lớn của tỷ lệ hành khách không đến trong chuyến bay trướcđó của cùng một thời gian trong ngày và trong cùng một thị trường, được sử dụng để xây dựng dữ liệu dự báo," Belobaba nói.
Với sự ra đời của dữ liệu lớn, các hãng hàng không có thể nhập nhiều thông tin vào mô hình của họ hơn.
Ví dụ những người đi du lịch về hoặc những người đi công tác thường có khả năng sẽ có mặt cao hơn, Ngoài ra việc bạn mua vé trước chuyến đi trong thời gian dài hay cận ngày đi cũng được đưa vào tính toán để đưa ra dự đoán.
"Đó là một lĩnh vực chuyên viên máy tính sa lầy trong các dữ liệu cân đối số liệu thống kê và kinh tế học đang cố gắng để đưa ra quyết định tốt hơn", Engel nói.
Trên thực tế, các mô hình này làm việc khá tốt.
Ví dụ ngành hàng không Hoa Kỳ đã làm giảm tỷ lệ khách bị từ chối lên máy bay còn ½ trong vòng 15 năm qua", Engel nói. "Năm 1999, 0,2% hành khách bị từ chối lên máy bay. Năm ngoái, con số này dưới 0,1%. Và chỉ có 1/10 trong số người đã 'vô tình bị từ chối lên máy bay, "nơi mà hành khách đã không chọn để có một chuyến bay khác” - như trường hợp của Sharp đã đề cập ở trên là rơi vào tỉ lệ 1/10 đó.
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc bán nhiều số ghế hơn thực tế giúp giữ giá vé ở mức phải chăng.
"Nếu bạn nhìn vào quá khứ thì hãng hàng không mà chỉ có một nửa chỗ ngồi có khách, giá vé cao hơn nhiều so với ngày hôm nay", Engel nói. "Nhìn ở một khía cạnh tốt đẹp khác đó là các hãng hàng không có thể overbooking và tạo ra doanh thu với những chiếc ghế họ có, Điều đó tốt hơn là cho tất cả chúng ta".
Tuy nhiên với nhiều hành khách dù việc các hãng hàng không miễn phí vé nhưng việc đột nhiên bị hủy chuyến cộng với thời gian chờ đợi vô nghĩa ở sân bay khiến họ mệt mỏi và vô cùng khó chịu.