Đây là lý do bạn chán việc nhưng chưa bỏ, ngấy người yêu nhưng chưa chia tay

01/02/2017 18:35 PM | Xã hội

Hãy dám sống, dám thử thách khi bạn còn trẻ, nhưng cũng nên xây dựng một kế hoạch chu toàn trước khi bắt tay vào làm bởi quãng thời gian trai trẻ của bạn không dài đâu.

Thời nay, các sinh viên ra trường đã quá quen với việc chọn một công việc không đúng ngành học, không phải đam mê với những điều kiện ưu đãi rất thấp. Tư tưởng chung của mọi người là những người trẻ tuổi cần chịu khổ trong một thời gian để tích lũy kinh nghiệm, học hỏi thêm những điều mới mà nhà trường không dạy để có cơ hội tìm công việc tốt hơn, để theo đuổi ước mơ của mình.

Trớ trêu thay, tất cả những nỗ lực của họ, sự đầu tư về thời gian, tiền bạc, sức khỏe có thể không đem đến thứ mà họ thực sự cần. Sau bao nhiêu nỗ lực, nhiều người nhận ra rằng họ đã quá tốn thời gian cũng như công sức cho việc làm hiện tại nên không muốn từ bỏ chúng để chạy theo ước mơ ban đầu, bởi điều này đồng nghĩa với sự khởi đầu mới và họ sẽ phải làm lại từ đầu.

Các chuyên gia gọi hiện tượng này là “cái bẫy đầu tư” trong thị trường việc làm khi một người dành quá nhiều công sức cho một công việc để tích lũy kinh nghiệm để rồi tiếc nuối không dám từ bỏ cho ước mơ thật sự của mình.

Một trường hợp tương tự cho hiện tượng này là khi một người được làm công việc mà họ hằng mơ ước, đã có những thành công nhất định rồi đột nhiên nhận ra rằng việc làm này không phải là điều họ muốn mà là một thứ khác. Khi đó, không có nhiều người dám từ bỏ thành công mình đang có, sự nghiệp cũng như danh tiếng của bản thân để chạy theo niềm đam mê thực sự khác.

Đây là một hiện tượng vô cùng phổ biến trong xã hội khi nhiều người lao động làm việc trái với đam mê của mình chỉ vì tiếc công sức, thời gian mà mình đã bỏ ra cho việc làm hiện tại.

Một nguyên nhân nữa khiến nhiều người ngại ngần thử sức những đam mê mới là tuổi tác và sức khỏe. Khi ngày một lớn tuổi, ý chí dám làm dám thử của con người sẽ ngày một xói mòn và họ không dám mạo hiểm hy sinh công sức, thành quả của mình cho những giấc mơ.

Điều tương tự cũng xảy ra trong chuyện tình cảm đôi lứa. Chúng ta yêu một ai đó, hoặc thậm chí cưới một ai đó vài năm để rồi nhận ra đó không phải thứ mà chúng ta thực sự muốn. Kết quả là nhiều người muốn chia tay, ly hôn nhưng lại sợ không tìm được người tốt hơn, thấy tiếc cho quãng thời gian mặn nồng và họ cố gắng để trụ lại.

Điều này dẫn đến một hiện tượng khá kỳ lạ nữa là nhiều đôi, nhiều vợ chồng sống không hợp với nhau nhưng lại vẫn chưa chia tay, ly hôn. Đơn giản vì họ vẫn luyến tiếc những kỷ niệm, lo sợ ảnh hưởng đến người thân cũng như cuộc sống của mình, sợ phải thay đổi cũng như mất công tìm kiếm tình yêu mới.

Một sự đầu tư thất bại

Nguyên nhân chính cho hiện tượng bẫy rập trên trong cuộc sống gòm 2 yếu tố. Thứ nhất, giới trẻ ngày nay không được giáo dục và cảnh tình đầu tư cho tương lai dài hạn. Nói cách khác, họ không thích tính toán quá chi li cho cuộc sống ở bên kia sườn dốc.

Bố mẹ và bạn bè cổ vũ những người trẻ sống hết mình, chơi hết mình. Các chủ doanh nghiệp muốn nhân viên trẻ phải năng động, chịu khó cống hiến và học hỏi. Những đôi tình nhân trẻ muốn được yêu nhau hết mình, khám phá đủ thứ để sau này không hối tiếc.

Tất nhiên, nhừng điều trên chẳng có gì là sai, nhưng tuổi trẻ không hề dài. Quãng thời gian 16-24 tuổi không lâu và thời điểm sau đó sẽ khó khăn hơn nhiều cho phần lớn bạn trẻ, đặc biệt là những người không có điều kiện hoặc không đầu tư thích đáng.

Mặc dù nhiều bạn trẻ có suy tính cho tương lai và có kế hoạch chuẩn bị, nhưng vấn đề là kế hoạch của họ phù hợp với dự tính của một người trẻ chứ chưa chắc đã đúng với một người ở độ tuổi trung niên hay về già. Hậu quả là khi tuổi ngày một lớn, họ bắt đầu nhận ra những toan tính trước đây không còn phù hợp nhưg không dám từ bỏ chúng vì đã ngày một lớn tuổi.

Một yếu tố nữa khiến tình trạng tốn thời gian đầu tư cho những điều chúng ta không thực sự muốn khi dần lớn tuổi là kinh nghiệm. Khi còn trẻ, mọi người thường giao du với bạn cùng lứa và hệ quả là họ thiếu kinh nghiệm từ những người có tuổi cũng như không hiểu mình cần gì khi bước qua tuổi trung niễn cũng như về già.

Chính điều này khiến những kế hoạch mà bạn trẻ toan tính cho tương lai trở nên không chính xác cũng như thiếu cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống.

Để khắc phục được nhứng điểm yếu này, các bạn trẻ nên giao lưu nhiều hơn với những người lớn tuổi hơn mình để có cái nhìn trực quan hơn về cuộc sống cũng như xây dựng một kế hoạch phù hợp.

Đùng là việc làm này khiến nhiều bạn trẻ trở nên “già nua” trong mắt những người cùng tuổi, nhưng nếu không xác định đúng được tương lai, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian đầu tư, đi đường vòng để rồi nhận ra thứ mình phấn đấu lại chưa chắc là thứ mình muốn.

Hãy dám sống, dám thử thách khi bạn còn trẻ, nhưng cũng nên xây dựng một kế hoạch chu toàn trước khi bắt tay vào làm bởi quãng thời gian trai trẻ của bạn không dài đâu. Sau 25 tuổi mà bạn chưa có một định hướng rõ ràng trong sự nghiệp lần tình duyên mà gia đình lại không có điều kiện thì cuộc đời lúc trung tuổi và về già của bạn có thể sẽ khá khó khăn.

Băng Tâm

Cùng chuyên mục
XEM