Cuộc đời lạ thường của Jack Ma và sự khích lệ startup

26/07/2016 10:49 AM | Kinh doanh

Có một câu chuyện dường như quen thuộc với nhiều người trong chúng ta: Làm thế nào mà kẻ yếu thế vượt qua nghịch cảnh và cuối cùng vươn lên một cách đầy vinh quang?

Jack Ma, nhà sáng lập và CEO của Alibaba, một tập đoàn thương mại điện tử mà hàng triệu người trung lưu Trung Quốc đang phụ thuộc, đã viết nên câu chuyện như thế. Năm 2014, Alibaba trở thành thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử kinh tế toàn cầu vào thời điểm đó với trị giá 25 tỉ USD.

Trong quyển sách dạng tự truyện – kinh doanh mới xuất bản của tác giả Duncan Clark Alibaba: The House That Jack Ma Built (Alibaba: Ngôi nhà mà Jack Ma đã xây), người đọc có thể khám phá những chi tiết về cách mà Jack Ma đã trưởng thành, cách ông ta học tiếng Anh, những mánh lới và triết lý của Jack cũng như câu chuyện về hành trình xây dựng Alibaba và triết lý kinh doanh phía sau đó.

Quyển sách mang lại cảm hứng qua câu chuyện đời của Jack Ma và chuyển tải những bài học kinh doanh rất thú vị từ chính Alibaba và vai trò của tập đoàn này trong việc góp phần xây dựng nền kinh tế Trung Quốc.

Jack điên rồ

Jack Ma sinh năm 1964 tại Hàng Châu, Trung Quốc, có mẹ là một công nhân và cha là người chụp ảnh. Jack từng là một học sinh dở toán và từng “đeo cái mác phớt lờ kỹ thuật – công nghệ như điều gì đó hãnh diện”.

Nhưng ông rất đam mê học tiếng Anh và sau đó trở thành người dạy tiếng Anh. Từ một giáo viên, ông trở thành doanh nhân khởi nghiệp với công ty đầu tiên làm về dịch thuật nhưng không thành công. Chuyến đi Mỹ sau đó với sự khám phá về thế giới internet đã thay đổi cuộc đời Jack Ma.

Tham vọng xa vời đã mang lại cho ông biệt danh “Crazy Jack” (Jack điên rồ). Duncan Clark miêu tả vì sao Jack Ma được so sánh với nhân vật điện ảnh Forrest Gump, một người rất vụng về về thể chất nhưng đã tự vượt qua nhiều nghịch cảnh.

“Khách hàng trước nhất, kế đến là nhân viên và cổ đông là sau cùng”

Theo Clark, đây là triết lý kinh doanh nổi tiếng nhất của Jack Ma. Một trong những cách để Jack ưu tiên khách hàng là dành cho họ dịch vụ miễn phí. Những dịch vụ cơ bản của Alibaba đều miễn phí cho người bán và khách hàng của họ (theo tờEconomist, điều này là đặc biệt vì người Trung Quốc vốn “hà tiện”).

Taobao, trang mua sắm trực tuyến lớn nhất của Alibaba cũng miễn phí cho người dùng nhưng tính phí quảng cáo nếu người bán muốn nổi bật so với 7 triệu người bán hàng khác. Ngoài quảng cáo, Alibaba còn kiếm tiền từ những dịch vụ cộng thêm cho khách hàng như thiết kế web.

Jack Ma cũng rất đặt nặng việc khích lệ nhân viên để họ có thể vượt lên thử thách, giống như câu chuyện của chính mình; và điều đó cũng quan trọng đối với sự thành công của Alibaba. Khi khởi nghiệp với Alibaba, Jack xây dựng văn hóa công ty như một gia đình thân thiết, đầy niềm vui và “lập dị”.

Ảnh: Twitter tác giả Ducan Clark- Khi Alibaba lần đầu tiên có lãi, Jack tặng cho mỗi nhân viên những bình xịt “Silly String” để họ “quẩy” thỏa thích. Ông cũng cho phép nhân viên “trồng chuối” trong văn phòng để duy trì năng lượng cao khi khởi sự trang Taobao. Jack cũng có những câu nói được thu âm nhằm khích lệ nhân viên như: “Chúng ta sẽ thành công vì chúng ta trẻ và không bao giờ, không bao giờ bỏ cuộc”.

Sau cùng, cổ đông chiếm vị trí thứ ba vì Jack Ma không muốn phải chuyển hướng lệch khỏi những cao vọng của mình vì các “áp lực ngắn hạn nhằm tạo ra lợi nhuận”. Jack cũng nổi tiếng với chuyện hay trêu đùa và “vô lễ” với các cổ đông và nhà đầu tư, một điều được xem là “trái với lẽ thường” đối với một nhà lãnh đạo công ty.

Ông ta đã hét lên tại buổi tiệc mừng sinh nhật 10 năm của công ty vào năm 2009: “Hãy để các nhà đầu tư Wall Street nguyền rủa chúng ta nếu họ muốn. Chúng ta vẫn theo nguyên tắc khách hàng trước nhất, thứ hai là nhân viên và thứ ba là cổ đông”. Jack còn nói thêm rằng nếu cổ đông không thích ông ta cũng không quan tâm, họ có thể đầu tư vào công ty khác đặt cổ đông lên vị trí đầu tiên.

Jack Ma và phong cách lãnh đạo lạ thường và độc lập của ông đã tạo cơ hội cho nhân viên và các cổ đông dài hạn kiếm lợi từ việc bán cổ phần. Các cổ đông hỗ trợ Alibaba từ những ngày đầu và “kẹt” với họ trong nhiều năm đã được lợi lớn so với những ai mua cổ phần trong lần đầu bán cổ phiếu ra công chúng.

Theo TÂM MAI

Cùng chuyên mục
XEM