Cùng một tiêu chuẩn gạo, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lúc nào cũng thấp hơn Thái Lan nhiều

23/07/2016 07:53 AM | Xã hội

Giá gạo Thái đang có xu hướng giảm mạnh. Trong tuần này, gạo tiêu chuẩn 5% tấm giảm còn 420 – 435 USD/tấn, so với 420 – 438 USD/tấn tuần trước. Các thương nhân dự đoán các cuộc đấu thầu bán gạo vào ngày 25/7 tới đây sẽ kéo giá giảm sâu hơn nữa.

Gạo Thái Lan lấn lướt gạo Việt

Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo Việt Nam đang gặp khó khăn do bị cạnh tranh bởi gạo giá rẻ sắp đến từ Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đang chào bán 3,81 triệu tấn gạo trong tháng 7/2016, số lượng này cao hơn nhiều so với 2,79 triệu tấn đã bán ra trong năm 2016.

Giá gạo Thái đang có xu hướng giảm mạnh. Trong tuần này, gạo tiêu chuẩn 5% tấm giảm còn 420 – 435 USD/tấn, so với 420 – 438 USD/tấn tuần trước. Các thương nhân dự đoán các cuộc đấu thầu bán gạo vào ngày 25/7 tới đây sẽ kéo giá giảm sâu hơn nữa.

Trong khi đó, tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm có giá chỉ 360 – 365 USD/tấn nhưng không có giao dịch nào diễn ra. Nguyên nhân là khách hàng không muốn mua gạo vào thời điểm này do chờ đợi giá gạo Thái Lan giảm xuống.

Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 2,657 triệu tấn, giảm 1,99% so với cùng kỳ năm ngoái. Những thị trường tập trung của gạo Việt Nam chưa thấy dấu hiệu sẽ sớm nhập khẩu thêm gạo trong tương lai gần.

Sự trầm lắng của thị trường xuất khẩu gạo cũng đã kéo dài suốt từ quý 2/2016 đến nay và khả năng còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Gạo Việt Nam có giá rẻ hơn Thái Lan nhưng vẫn bị ế dài.
Gạo Việt Nam có giá rẻ hơn Thái Lan nhưng vẫn bị "ế" dài.

Việt Nam chỉ hàng tỷ USD để nhập khẩu ngô

Điều khá mâu thuẫn là trong khi gạo dư thừa quá nhiều thì cây ngô – loại cây phổ biến thứ 2 Việt Nam lại đang trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết.

Số liệu thống kê của Cục Trồng Trọt cho thấy, năm 2014, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 4,7 triệu tấn ngô, tương đương với khoảng 1,2 triệu USD. Và chỉ 1 năm sau đó, con số này đã tăng gấp gần 2 lần (7,55 triệu tấn), tương đương với khoảng 1,6 triệu USD năm 2015.

Từ con số trên, có thể thấy, mâu thuẫn gạo thừa - ngô thiếu là bài toán cần giải quyết sớm đối với ngành trồng trọt Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Cao Đức Phát cho rằng, để giải quyết mâu thuẫn này cần định hướng chuyển đổi linh hoạt đất lúa sang đất trồng ngô. Đây là một cách để bắt nhịp với tín hiệu của thị trường: cân bằng ngô – lúa ở ngưỡng thích hợp, hạn chế một phần khó khăn từ dư thừa lúa gạo, chủ động được nguồn ngô nguyên liệu, hạn chế nhập khẩu.

Theo Bộ trưởng, phát triển sản xuất ngô, chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô là một trong những giải pháp nhằm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Kết quả thực nghiệm cũng đã cho thấy, sản xuất ngô mang lại giá trị cao hơn nhiều so với trồng lúa.


Chuyển đổi đất lúa sang đất trồng ngô mang hiệu quả kinh tế cao. Ảnh minh họa.

Chuyển đổi đất lúa sang đất trồng ngô mang hiệu quả kinh tế cao. Ảnh minh họa.

Bỏ lúa trồng ngô, tăng 30% lợi nhuận

Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam - KHNN), là đơn vị tiên phong thực hiện dự án trên cho biết, đã phối hợp các viện, DN triển khai 20 mô hình của dự án, với quy mô 600 ha tại 8 tỉnh vùng miền núi phía Bắc.

Bước đầu cho thấy, giá trị kinh tế của cây ngô mang lại hiệu quả gấp 30% so với cây lúa. Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình này làm giảm chi phí nhân công lao động 2,5 – 3,0 triệu đồng/ha. Đặc biệt, hệ thống sấy, làm sạch, bảo quản còn làm giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch đến 6,5%.

Theo Ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), ngô thực phẩm (ngô nếp, ngô đường, ngô rau) có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng được nhiều 3-4 vụ/năm. Trong khi đó, ngô thường có năng suất đạt 6,1 -7,2 tấn/ha, tăng 20 - 30% so với cấy lúa, cao hơn 5-10 triệu/ha.

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, sẽ giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ 6,5 triệu tấn xuống còn 5,65 triệu tấn.

Để thực hiện đề án này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô. Theo đó, ở các vụ Hè Thu 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng/1ha chi phí về giống ngô để chuyển đổi.

Theo đề án của Bộ Nông nghiệp, đến năm 2020, tổng diện tích lúa qui hoạch chuyển đổi sang trồng ngô dự kiến là 25.100 ha. Trong đó, diện tích chuyển đổi tập trung tại các tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Thái Nguyên.

Mỹ Lan

Cùng chuyên mục
XEM