Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ

01/10/2020 13:55 PM | Sống

Đèn lồng, mặt nạ, múa lân... mỗi dịp Tết Trung thu giờ vẫn còn đó, nhưng ai cũng cảm thấy có gì đó không trọn vẹn, thiếu đi một chút niềm vui và cảm xúc trong trẻo thời ấu thơ mỗi độ thu về.

Trẻ em thích Trung thu vì vui, người lớn nhớ Trung thu vì gì?

Vậy là 3 mùa đã trôi qua trong năm, vừa đón Tết Nguyên đán xong chớp mắt đã đến rằm tháng 8. Một mùa trăng đoàn viên nữa lại tới, chỉ cần thấy khắp phố phường chăng đèn kết hoa, lộng lẫy đồ trang trí truyền thống là biết đã cận kề Trung thu.

Trong khi lũ trẻ háo hức đòi bố mẹ mua đồ chơi, quần áo đẹp, mặt nạ, lồng đèn... thì người lớn lại chuẩn bị tâm thế đón Trung thu với nhiều cảm xúc khó tả. Không khí Trung thu giờ đã khác xưa, rằm tháng 8 của năm 2020 đã có nhiều thứ xa lạ với ngày rằm cách đây 10, 20 năm. Dù vẫn hoa quả trái cây như thế, vẫn bánh nướng bánh dẻo và phong tục cúng rằm vẫn vậy, nhưng hình như người lớn lại thấy thiếu gì đó khó nói thành lời.

Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 1.

Tuổi thơ của thế hệ 8X 9X chẳng đủ đầy vật chất như bây giờ, song niềm vui tinh thần thì quá dư dả. Chị Kim Oanh - một bà mẹ trẻ 2 con ở Hà Nội đã may mắn có một tuổi thơ trọn vẹn với những lần đón rằm Trung thu hạnh phúc, bởi chị sinh ra vào những năm 80 ở một vùng núi đồi tỉnh Quảng Ninh. Chị vẫn nhớ như in cảm giác được bố mẹ mua cho chiếc đèn ông sao bé tí teo, chưa có đèn pin như bây giờ nên cán cầm bên trong thắp một cây nến nhỏ. Bạn bè xin mượn đèn để chơi, cô bé Oanh còn không dám cho mượn bởi lo sợ sẽ bị hỏng lớp giấy bóng kính mỏng manh xanh đỏ bên ngoài.

Ngày ấy, với lũ trẻ thôn quê, cảm giác cầm đèn ông sao chạy khắp xóm thật "oai vệ", như thể cầm trong tay một kho báu giá trị vô cùng! Chúng đâu có cả núi đồ chơi lạ mắt đắt đỏ như bây giờ, chỉ có dăm ba món đồ hàng tự chế, hoặc bẻ cây vặt lá làm thú vui mà thôi. Đến Trung thu, đứa nào được bố mẹ ông bà sắm cho cái đèn rước trông trăng hoặc mặt nạ Tôn Ngộ Không, là đứa đó "quá xịn" rồi!

Hồi nhỏ thiếu thốn đủ thứ là vậy, song kỉ niệm về những niềm vui dịp Trung thu thì lại quá "giàu có" trong ký ức của chị Oanh. Giờ đây khi đã làm mẹ của 2 em bé, chị vẫn mua sắm đủ thứ để các con được phá cỗ, tận hưởng ngày tết đặc biệt dành cho lứa tuổi nhi đồng. Tuy nhiên, lũ trẻ không được trải qua cảm giác háo hức cùng bạn bè rước đèn chạy khắp xóm, tranh nhau phá cỗ ăn bánh kẹo, chơi những trò dân gian cũ xưa dưới ánh trăng trong vắt giống bố mẹ chúng ở "thời ông bà" chưa có smartphone.

Trẻ con bây giờ chỉ nhanh nhảu đòi bố mẹ chở lên Hàng Mã, ra siêu thị... để mua hàng đống đồ chơi bằng nhựa, điện tử, chạy bằng pin, hoặc đòi chơi máy tính bảng, game điện thoại. Chúng không biết Trung thu xưa là thế nào, chỉ thấy trong sách vở và lời kể trên internet mà thôi. Vậy là chúng "thiệt thòi" hơn bố mẹ ngày xưa rồi!

Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 2.

Đi tìm lại hương vị Trung thu xưa ngay giữa lòng Hà Nội

Chính vì ước ao các con có một tuổi thơ trọn vẹn hạnh phúc, chị Kim Oanh đã tìm cách để bé Tôm con trai chị được trải nghiệm đúng không khí Tết Trung thu xưa. Con gái út của chị còn quá nhỏ, nên chị cũng ấp ủ ý định dạy con về Tết Trung thu khi bé lớn thêm chút nữa.

Sau khi tìm hiểu khắp nơi thì chị Oanh quyết định dành một ngày để đưa con trai đến Bảo tàng Dân tộc học ở đường Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy). Tôm vẫn đang học cấp 1, cậu bé cũng có sở thích chơi những trò hiện đại giống bạn bè đồng trang lứa. Chị Oanh muốn con được tận hưởng những thú vui lành mạnh hơn nên chị đã mua trái cây, trang phục truyền thống và những nguyên liệu làm đồ chơi dân gian đến bảo tàng để con được thỏa thích trải nghiệm.

Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 3.
Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 4.
Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 5.
Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 6.
Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 7.

Bà mẹ 2 con tâm sự: "Cuộc sống hiện đại làm mai một dần những giá trị cổ truyền, và Tết Trung thu cũng không còn giữ được vẹn nguyên giá trị và ý nghĩa ban đầu của nó nữa. Một ngày được sống trong không gian xưa, được chơi những trò chơi xưa, hẳn là hình ảnh thật bình dị và cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng lũ trẻ.

Trung thu này mình chẳng mua mặt nạ siêu nhân, cũng chẳng sắm đèn lồng rực rỡ. Trung thu này mình cho con được cảm nhận, được trải nghiệm những thứ thật bình dị của mùa Trung thu xưa, là được ngồi lại với nhau cùng bày mâm ngũ quả, cùng nhào bột làm bánh, cùng nặn tò he, cùng ăn khoai nướng thơm lừng, cùng chơi đầu lân, mặt nạ giấy bồi, trồng lắc, trống tay, trống bỏi, đèn ông sao 5 cánh.

Trung thu này mong con vui, một niềm vui rất thật".

Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 8.
Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 9.

Chỉ mất 40.000 đồng vé vào cửa, chị Oanh đã có cơ hội đưa bé Tôm đến một không gian mộc mạc đậm chất cổ truyền cho con vui chơi thoải mái. Chị dạy con làm mặt nạ giấy bồi, nặn bánh dẻo, nặn con giống đất sét, đùa nghịch cùng những em bé khác và hoàn toàn không có sự tồn tại của đồ chơi công nghệ, iPad, smartphone, hay bất kỳ món đồ 4.0 nào. Cậu nhóc chơi rất ngoan, tỏ ra đam mê học hỏi, chịu khó lắng nghe mẹ và các anh chị hướng dẫn làm đồ chơi.

Nhìn các con chăm chú nặn đất sét, vẽ mặt nạ theo những ý tưởng ngộ nghĩnh của chúng, hồn nhiên cười đùa trong nắng thu, không chỉ chị Kim Oanh mà bậc phụ huynh nào cũng thấy hạnh phúc. Bao nhiêu kỉ niệm ấu thơ ùa về, có lẽ các bố mẹ phải cảm ơn lũ trẻ vì trở thành cái "cớ" cho người lớn được dịp ôn lại ký ức đẹp đẽ cách đây hàng chục mùa trăng thu. Giữa thời đại mà các nét văn hóa lâu đời đang dần bị mai một, tấm lòng gìn giữ nếp xưa của bà mẹ trẻ Kim Oanh quả thực đáng trân trọng. Chị muốn con trưởng thành theo cách tốt nhất, nhưng không bao giờ được quên đi giá trị truyền thống hiện hữu trong những món đồ chơi dân gian.

Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 10.
Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 11.
Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 12.
Cùng các gia đình tại Hà Nội tái hiện đêm Trung thu đậm chất truyền thống, tự phá cỗ, làm đèn, “nếm” những dư vị đã lâu người thành thị không còn nhớ - Ảnh 13.

Ý tưởng đưa con đến bảo tàng để dạy con lưu giữ văn hóa Tết Trung thu cổ truyền như chị Kim Oanh vừa bổ ích lại vừa phù hợp với mọi gia đình. Cứ đến dịp Trung thu hàng năm, Bảo tàng Dân tộc học đều tổ chức sự kiện đón rằm tháng 8 với nhiều chương trình đặc sắc dành cho các em nhỏ như múa lân, làm đồ chơi dân gian và chơi các trò chơi truyền thống. Vé vào cửa dành cho người lớn là 40.000 đồng, còn các bé thì hoàn toàn miễn phí. Một mức giá quá rẻ để sở hữu tấm vé quay trở lại tuổi thơ, khi lũ trẻ được học hỏi sáng tạo thì bố mẹ cũng có khoảng thời gian thư giãn vui vẻ hết mình, còn gì thú vị hơn nữa!

Tiểu Bạch Dương

Cùng chuyên mục
XEM