Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn

24/04/2018 20:30 PM | Sống

Hứa suông quá nhiều, "thảo mai"... là những điều mà bạn cần tiết chế nếu như không muốn trở thành người không đáng tin tưởng trong mắt người đối diện.

Sự tin cậy là một phần không thể tách rời trong mọi mối quan hệ. Các nhà khoa học và chuyên gia xã hội đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu những hành động bạn thường mắc phải khiến người đối diện có thể cảm thấy bạn không đáng tin.

1. Nói hay hơn làm

Tuy lời nói là "công cụ" mang lại ấn tượng ban đầu cho người đối diện nhưng thực chất, hành động lại cho thấy nhiều điều hơn về bạn.

Bất kì ai muốn đánh giá bạn có phải người đáng tin cậy hay không đều phải xem xét từ hành động, thói quen, sự nỗ lực và những kết quả mà bạn đã làm được.

Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 1.

Tác giả của cuốn sách "Spark: Cách tự đưa bản thân và người khác đến thành công" khẳng định: Khoảng cách giữa lời nói và việc làm càng lớn thì bạn càng là người không đáng tin.

Một trong những trường hợp rõ nét nhất để minh họa câu nói này là khi chúng ta quyết định việc sử dụng thời gian của mình như thế nào.

Thật dễ dàng khi bạn nói với cô gái mình đang tán tỉnh hoặc người yêu mình rằng: "Em là người quan trọng nhất trong đời anh". Tuy nhiên, hành động của bạn lại không chứng minh được điều đó. Nếu bạn dành đến 12 tiếng mỗi ngày ở văn phòng làm việc, và chừng 5-10 phút với "người quan trọng nhất đời" mình, rõ ràng là có một sự mâu thuẫn quá lớn giữa lời nói của bạn với việc làm. Các cô gái sẽ bắt đầu nghi ngờ liệu bạn có thực sự đáng tin cậy trong mối quan hệ này hay không.

2. Cười "gượng gạo", không tự nhiên

Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 2.

Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trong Hội nghị quốc tế ACM lần thứ 18 về Tương tác đa phương thức cho thấy rằng: một số biểu hiện trên khuôn mặt được coi là dấu hiệu của sự không đáng tin.

Những người tham gia nghiên cứu được chia theo cặp để thực hiện các cuộc đàm phán, sau đó trả lời phiếu câu hỏi.

Kết quả chỉ ra những nụ cười không tự nhiên (hay còn gọi là cười gượng gạo) của người đối diện khiến họ cảm thấy không đáng tin cậy, không an toàn. Thực tế khi tiếp xúc với những người cười không tự nhiên, chúng ta sẽ cảm giác họ đang cố tình che giấu một suy nghĩ, ý đồ nào đó mà không muốn bị chúng ta phát hiện ra .

3. Đối xử với người khác "hời hợt" theo cách bạn muốn được đối xử

Trong xã hội vẫn luôn tồn tại quy tắc vàng: Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được người khác đối xử.

Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 3.

Tuy nhiên, chuyên gia phân tích hành vi của FBI - Robin Dreeke đưa ra lời khuyên nên sử dụng quy tắc "bạch kim" để khiến mọi người tin tưởng bạn: Hãy đối xử với người khác theo cách họ muốn được đối xử.

Việc không hiểu đối phương muốn gì sẽ là một trở ngại lớn khi xây dựng niềm tin với người đó. Bạn nói về chủ đề họ không muốn nghe, vô tình sẽ làm họ mất cảm tình, tệ hại hơn nữa đôi khi còn sinh ra hiểu nhầm, thù ghét chứ đừng nói là tin tưởng.

Nếu muốn người khác tin tưởng, hãy xuất phát từ việc nói trúng vào những điều họ muốn nghe, làm những việc họ thấy thích.

Như vậy, họ sẽ "có cảm tình" nghiêng về bạn. Dần dần, mối quan hệ tốt đẹp này sẽ được nâng cao lên thành sự tin tưởng dành cho bạn.

4. Khen ngợi cấp trên quá nhiều

Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 4.

Sandhir - Giám đốc điều hành đồng thời là người sáng lập HighGround chia sẻ: "Ông có một người nhân viên rất giỏi về chuyên môn nhưng lại cực kỳ thích đánh bóng tên tuổi sếp của mình nên khiến các nhân viên khác trong công ty hoài nghi về tính cách và nhân phẩm của chính anh ta".

Đánh giá cao và khen ngợi cấp trên quá mức tại nơi làm việc có thể dẫn đến việc đồng nghiệp đặt câu hỏi là: Liệu nên tin bạn bao nhiêu phần trăm.

5. Hứa và hứa suốt thôi - "Tôi sẽ..." là câu cửa miệng

Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 5.

Chuyên gia về việc làm Lynn Taylor đưa ra lời khuyên: Để sếp hoặc người quản lý dành nhiều sự tin tưởng hơn cho bạn, bạn không nên nói những câu như: Tôi nghĩ là tôi sẽ..., Tôi không dám hứa chắc nhưng mà..., Tôi sẽ thử…

Những câu nói này vô tình bộc lộ ra sự chần chừ, rụt rè, thiếu chắc chắn và quyết tâm của bạn. Dĩ nhiên không ai muốn giao việc, đặc biệt những dự án lớn hay sản phẩm quan trọng cho người thiếu quyết tâm cả.

6. Không tin tưởng người khác

Việc tạo dựng lòng tin giữa hai người chắc chắn là một thử thách. Tất cả chúng ta đã từng tin tưởng và đều bị thất vọng bởi người khác.

Vì vậy việc mở lòng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng một khi bạn cứ ngờ vực và hoài nghi tất cả, đối phương sẽ càng cảm thấy khó tin tưởng bạn hơn. Bởi vì đơn giản là: Tại sao họ phải tin tưởng bạn khi bạn không có niềm tin ở họ?

Cứ làm 1 trong những điều này bảo sao người khác có muốn cũng không dám tin tưởng bạn - Ảnh 6.

Heidi Grant Halvorson - giáo sư tại Đại học Columbia nói rằng: "Trước hết, bạn phải tin tưởng vào người khác thì bạn mới có thể nhận lại sự tin tưởng từ họ. Nếu bạn quá bảo vệ bản thân mình, luôn nghi ngờ mọi người xung quanh thì họ cũng sẽ đáp lại bạn như vậy. Hãy tin tưởng mọi người và chia sẻ một chút về cá nhân bạn. Tự tiết lộ dần dần là một cách tuyệt vời để kết bạn".

Sự tin tưởng sâu sắc sẽ phát triển theo thời gian, vì vậy hãy để quá trình này diễn ra dần dần. Thể hiện bạn cảm thấy thoải mái và đang tin tưởng sẽ khiến người khác cảm thấy an toàn hơn để họ làm điều tương tự.

Nguồn: Independent

Theo Vân Ngọc

Cùng chuyên mục
XEM