Công ty vô danh này lại là nguyên nhân khiến Alibaba bị Ủy ban chứng khoán Mỹ "sờ gáy"
Vấn đề mà SEC quan tâm ở đây là Alibaba sử dụng phương pháp kế toán như thế nào đối với khoản đầu tư vào Cainiao - công ty ít người biết đến giúp Alibaba vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi, từ đó mở rộng hoạt động tại Trung Quốc cũng như trên toàn cầu.
Hiện Alibaba đang nắm giữ 47% cổ phần ở Cainiao Smart Logistics - công ty kinh doanh vận tải cho phép hàng đi từ Thượng Hải (phía Đông đất nước) sang tít tắp thị trấn phía Tây giáp với Pakistan.
Tuy nhiên công ty này không nằm trong hệ thống tập đoàn của gã khổng lồ ngành thương mại điện tử. Điều này khiến cho Ủy ban chứng khoán Mỹ đang đặt câu hỏi nghi vấn. Trước đó, SEC đã từng đặt câu hỏi về chương trình thúc đẩy doanh thu trong ngày Lễ độc thân của công ty này và nhiều giao dịch liên quan. Tin tức về vụ điều tra đã khiến cổ phiếu Alibaba sụt giảm mạnh.
Công ty ít người biết đến Cainiao là trọng tâm trong hoạt động mở rộng của Alibaba tại Trung Quốc cũng như trên toàn cầu. Được thành lập năm 2013, công ty này đang thành lập các trung tâm phân phối tại nhiều tỉnh thành ở những vùng xa xôi và xung quanh các thành phố lớn nhất Trung Quốc, trong đó có cả một trung tâm phân phối rộng bằng 37 sân bóng gộp lại gần thủ đô Bắc Kinh.
Mặc dù là công ty phân phối hàng cho Alibaba nhưng Cainiao không sở hữu xe tải chở hàng. Phía này cung cấp một hệ thống thông tin trung tâm để điều phối hoạt động của các công ty chuyên chở độc lập. Các công ty nhỏ này mới trực tiếp là đơn vị giao hàng cho người mua.
Vấn đề mà SEC quan tâm ở đây là Alibaba sử dụng phương pháp kế toán như thế nào đối với khoản đầu tư vào Cainiao. Alibaba sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu, tức là khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của bên nhận đầu tư sau ngày đầu tư.
Năm 2015, Cainiao báo cáo lỗ ròng 617 triệu NDT (94 triệu USD) trên khoản doanh thu gần 3,1 tỷ NDT. Trong năm đó, Alibaba báo cáo lỗ trên sổ sách là 46 triệu USD, đồng thời ghi nhận được lợi nhuận thặng dư vốn cổ phần ở Cainiao và các công ty khác là 128 triệu USD. Theo Sanford C. Bernstein, phần thặng dư có được từ Cainiao là do công ty này có được mức định giá cao trong vòng gọi vốn gần đây nhất.
Tháng 3, Cainiao công bố vòng kêu gọi vốn mở rộng lần thứ nhất với nguồn tài chính đề từ các nhà đầu tư bao gồm Temasek, GIC Pte và Khazanah Nasional, giúp nâng giá trị công ty lên khoảng 7,7 tỷ USD. Khoản lợi nhuận này giúp bù đắp số lỗ hoạt động của Alibaba.
Chuyên gia tài chính tại Trường Quản lý Quảng Hoa - ĐH Bắc Kinh nhận định, giới chức sẽ đặt câu hỏi cho Alibaba tại sao không hợp nhất toàn bộ Cainiao vào cấu trúc kinh doanh của tập đòan mà lại nắm quyền sở hữu cao và kiểm soát hoạt động kinh doanh vận tải của công ty.
Sát nhập Cainiao sẽ đồng nghĩa với việc Alibaba sẽ phải gánh 100% khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh của công ty phân phối này. Tuy nhiên, điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều nếu lợi nhuận ròng của Alibaba ở mức 820 triệu USD như quý trước. Chuyên gia phân tích tại HSBC nhận định trong một nghiên cứu cho rằng hoạt động sát nhập Cainiao sẽ thay đổi lợi nhuận ròng của Alibaba chưa đến 1%.
Alibaba cho hay, tập đoàn này chỉ tiến hành sát nhập khi sở hữu hơn 50% cổ phần và có quyền kiểm soát HĐQT. Alibaba sử dụng phương pháp vốn góp với nhiều công ty sử hữu vốn siêu nhỏ khác trong đó có cả Alibaba Picture.
Trước đó, Alipay cũng từng là một mô hình kinh doanh chiến lược thuộc Alibaba. Tháng 8/2010, Alibaba chuyển dịch vụ thanh toán trực tuyến phổ biến nhất cho một công ty Trung Quốc mà người điều hành là chủ tịch Alibaba, ông Jack Ma. Giao dịch này không được nhiều giám đốc Alibaba thông qua. Nhiều cổ đông bao gồm Yahoo! - cổ đông lớn nhất của Alibaba cũng phản đối hoạt động phát sinh này. Cuối cùng Yahoo đã chiến thắng thế trong đàm phán bồi thường cho Alipay nếu công ty này phát hành cổ phiếu ra đại chúng.
Cổ phiếu Alibaba tăng 3,7% lên 78,35 USD/cổ sau khi giảm 6,8% hôm 25/5.
Cuộc điều tra của Ủy ban chứng khoán Mỹ nhằm giải quyết nghi vấn về hoạt động kinh doanh của Cainiao bị điều khiển bởi một số bên khác không chỉ có Alibaba. Gã khổng lồ ngành thương mại điện tử lập ra Cainiao cùng với chuỗi cửa hàng bách hóa Intime Retail và tập đoàn Phục Tinh. Để xây dựng một mạng lưới vận tải cho mình, ba ông lớn này đã đổ 100 tỷ NDT đầu tư ban đầu và lập nên Cainiao.
Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa đến các vùng nông thôn, năm 2014 công ty này cho biết sẽ hợp tác với tập đoàn bưu chính Trung Quốc thành lập hơn 100.000 điểm phân phối. Trên phạm vi toàn cầu, Cainiao có kho hàng tại Mỹ và Đức với mục đích vận chuyển 200 triệu thùng hàng mỗi ngày. Thông tin trích từ bài phỏng vấn của chủ tịch Cainiao hồi tháng 6.
Mặt khác, mô hình kinh doanh của Cainiao với 700 nhân viên (số liệu thu thập tháng 6/2015) chính là câu trả lời của Alibaba dành cho lời đề nghị đầu tư của Amazon về hoạt động vận tải và kho hàng. Gã khổng lồ bán lẻ Mỹ đã tiêu tốn hàng tỷ USD để xây dựng mạng lưới vận tải, lưu kho và chuyển hàng nhằm giảm bớt thời gian vận chuyển và giữ chi phí ở dưới mức kiểm soát.
Tại thời điểm kêu gọi vốn, chủ tịch Cainiao cho biết: “Nếu thương mại điện tử là trọng tâm của nền kinh tế Trung Quốc trong 10 năm trước thì 10 năm sau vận tải sẽ là trọng tâm tiếp theo".