Alibaba vs Tencent: Cuộc chiến khốc liệt tại thị trường thanh toán trực tuyến di động lớn nhất thế giới

23/05/2016 19:21 PM | Kinh doanh

Cuộc chiến tranh giành thị phần thanh toán trực tuyến qua di động tại Trung Quốc đang diễn ra vô cùng khốc liệt.

Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu thịnh hành phương thức thanh toán trực tuyến cách đây vài năm, tập đoàn Alibaba đã trở nên nổi bật với thương hiệu Alipay.

Tuy nhiên, hãng Tencent đang tận dụng sự nổi tiếng của ứng dụng WeChat nhàm gia tăng thị phần thanh toán trực tuyến của mình, trong khi các tập đoàn quốc tế khác như Apple hay Samsung cũng tích cực tham chiến với hệ thống thanh toán riêng.

Hiện cuộc chiến tranh giành miếng bánh thanh toán trực tuyến đang ngày càng gay cấn tại Trung Quốc khi hàng trăm triệu smartphone và doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ này, trong khi những phương tiện thanh toán qua thẻ tín dụng lại không được phổ biến rộng rãi.

Năm 2015, tổng giao dịch thanh toán trực tuyến qua điện thoại tại Trung Quốc đã tăng 100% lên 235 tỷ USD, qua đó khiến Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành thị trường thanh toán trực tuyến qua điện thoại lớn nhất thế giới. Tại Mỹ, thị trường này chỉ tăng 42% lên 231 tỷ USD vào năm 2015.

Ứng dụng WeChat của hãng Tencent hiện đang có 762 triệu người sử dụng hàng tháng và đang tích cực cho ra mắt các tính nẵng mới, thực hiện các chương trình giảm giá và liên minh với các doanh nghiệp khác nhằm tận dụng tiềm năng khách hàng to lớn mà hãng này sở hữu.

Tình hình cạnh tranh giữa WeChat Pay và Ali Pay được thể hiện rõ qua chiến dịch hợp tác mới dây của Tencent với KFC. Hiện khách hàng Trung Quốc nếu sử dụng dịch vụ WeChat Pay để thanh toán khi mua gà KFC sẽ nhận được coupon khuyến mãi.

Trong năm ngoái, Tencent đã nâng gấp đôi thị phần mảng thanh toán trực tuyến qua di động từ 11% năm 2014 lên 20%, trong khi thị phần Alipay tại mảng này đã giảm từ 82% xuống 68%.

Dẫu vậy, Tencent cũng thùa nhận rằng mảng kinh doanh này chưa đem lại lợi nhuận như mong muốn nhưng hãng vẫn sẽ tiếp tục đầu tư nhằm hướng tới tiềm năng phát triển tương lai.

Chi phí marketing và bán hàng của Tencent đã tăng 53% trong quý I/2016 và việc hãng đầu tư khá lớn vào mảng thanh toán trực tuyến qua điện thoại là một phần nguyên nhân.

Trong mảng thanh toán trực tuyến qua điện thoại, cả Alibaba và Tencent đều có tham vọng lớn ngoài mục tiêu thống lĩnh thị trường.

Dịch vụ này không chỉ đem lại lợi nhuận và quảng bá thương hiệu thì chúng cũng giúp thu thập thêm thông tin của khách hàng, qua đó giúp đỡ các mảng dịch vụ tài chính và cho vay của công ty.

Hiện cả 2 tập đoàn Tencent và Alibaba đều có công ty con hoạt động trong mảng cho vay và đầu tư tài chính.

Vào tháng 3/2016, Tencent cho biết sẽ thu 1% phí chuyển khoản tiền từ các tài khoản WeChat Pay sang các tài khoản ngân hàng.

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia cho rằng hiện người tiêu dùng Trung Quôc chỉ cho rằng WeChat là một ông cụ liên lạc hơn là một ứng dụng thanh toán và Ali Pay vẫn được ưa chuộng hơn.

Trước tình hình đó, Tencent đã đầu tư hàng tỷ USD cho các startup như dịch vụ taxi chung Didi Chuxing hay dịch vụ mua chung Meituan Dianping. Ngoài ra, hãng cũng đã liên kết với nhiều thương hiệu như McDonald’s, 7-Eleven hay Uniqlo để chấp nhận thanh toán bằng WeChat Pay tại các đại lý bán lẻ ở Trung Quốc.

Không chịu kém cạnh, Alibaba cũng đã liên kết Ali Pay với nhiều công ty. Tháng trước, Alibaba đã đầu tư 1,25 tỷ USD vào startup ứng dụng giao đồ ăn Ele.me.

Theo nguồn tin của trang Wall Street Journal, Tencent đang cốc gắng bắt chiếc Alibaba trong mảng thanh toán trực tuyến. Trong vòng 3 năm qua, số nhân viên của phòng tài chính điện tử tại Tencent, bao gồm mảng thanh toán trực tuyến qua điện thoại đã tăng gấp đôi lên khoảng 1.000 người.

Kể từ tháng 2/2016, Tencent cũng đang tích cực mở rộng thị trường thanh toán ra nước ngoài, vốn đã được Ali Pay phát triển nhằm chủ yếu đáp ứng các khách du lịch Trung Quốc.

“Chúng tôi đang ở chiếu dưới (có ít lợi thế hơn so với Alibaba), nhưng chúng tôi đã bắt đầu đuổi kịp (trong mảng thanh toán trực tuyến điện thoại)”, một nhà quản lý của Tencent nói trong buổi phỏng vấn với Wall Street Jornal.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM