Công thức thành công của Thái Lan: Giá dầu giảm, du lịch và Leicester City

20/06/2016 16:26 PM | Kinh tế vĩ mô

Quý I/2016, cán cân thặng dư của Thái Lan đã tăng lên mức 10,2% GDP. Richard Iley – chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á tại BNP Paribas – miêu tả bước tiến của Thái Lan là một hiện tượng.

Khi nói đến thặng dư thương mại dồi dào, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc là những cái tên thường xuyên xuất hiện trong danh sách và sẽ không có ai bất ngờ.

Tuy nhiên, Thái Lan – đất nước nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp, với ẩm thực đa dạng, những lần đảo chính quân sự và gần đây nhất là với câu lạc bộ bóng đá Leicester City – mới đây lại trở thành nước có thặng dư thương mại lớn nhất trong số các thị trường mới nổi.

Thặng dư cán cân quý I của Thái Lan so với các nước
Thặng dư cán cân quý I của Thái Lan so với các nước

Nguyên nhân lớn nhất giúp thặng dư thương mại của Thái Lan tăng mạnh là do giá dầu giảm sâu. Tới hơn 80% nhu cầu năng lượng của Thái Lan phụ thuộc vào dầu nhập khẩu và do đó nước này được hưởng lợi lớn khi giá giảm. Bên cạnh đó là ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ lượng du khách Trung Quốc tăng vọt 70% so với năm 2014, lên 7,9 triệu lượt.

Thái Lan thu hút được lượng du khách kỷ lục từ Trung Quốc
Thái Lan thu hút được lượng du khách kỷ lục từ Trung Quốc

Thái Lan đã sử dụng “lợi thế trời cho” này để tăng thêm 20 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối, giúp tạo nên một tấm đệm vững chắc để đối phó trong trường hợp thị trường ngoại tệ biến động mạnh hoặc dòng vốn ồ ạt tháo chạy như trong quá khứ. Cũng theo BNP, dự trữ ngoại hối của Thái Lan tăng nhanh hơn bất kỳ thị trường mới nổi nào khác.

Tuy nhiên Thái Lan không chỉ đón toàn tin tốt. Số liệu về cán cân vãng lai cũng cho thấy các công ty và hộ gia đình Thái Lan ngập ngừng không muốn tận dụng số tiền thu được từ năng lượng giá rẻ để tái đầu tư. Tình trạng bất ổn chính trị đã xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Trong quý I tỷ lệ tiết kiệm đã tăng lên mức 33% trong khi lượng vốn đầu tư sụt giảm.

Theo Thu Hương

Cùng chuyên mục
XEM