WHO đánh giá nguy cơ lây nhiễm Ebola ở Việt Nam rất thấp
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 12/8, tại bốn nước Tây Phi đã ghi nhận hơn 1.800 ca mắc bệnh Ebola, với 1.031 ca tử vong.
Trước thông tin dư luận xôn xao về việc tại Việt Nam đã có trường hợp mắc bệnh Ebola, sáng 12/8, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu khẳng định: “Trước thông tin Việt Nam có một ca bệnh Ebola ở Bệnh viện Bạch Mai, tôi khẳng định đây là thông tin không chính xác. Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào và tại các nước châu Á chưa có trường hợp nào được xác định đã nhiễm bệnh này.”
Phát biểu tại buổi họp báo thông tin về dịch bệnh Ebola do Bộ Y tế tổ chức sáng 12/8 tại Hà Nội, Ông Masaya Kato, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cũng đưa ra nhận định, thực tế cho thấy nguy cơ lây nhiễm virus Ebola vào Việt Nam rất thấp.
Người dân không nên hoang mang
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 12/8, tại bốn nước Tây Phi đã ghi nhận hơn 1.800 ca mắc bệnh Ebola, với 1.031 ca tử vong.
Bộ Y tế nhận định dịch diễn biến phức tạp tại các nước Tây Phi nhưng người dân không nên hoang mang, hiện Việt Nam chưa ghi nhận ca nào mắc bệnh này.
Phân tích về việc tại sao nguy cơ mắc bệnh tại Việt Nam thấp, ông Masaya Kato giải thích, bệnh Ebola lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người, động vật nhiễm virus nhưng đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm Ebola. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm lan tràn thấp vì chưa có nguồn xác định.
Bên cạnh đó, ông Masaya Kato cũng bày tỏ quan điểm cho rằng thời gian qua Chính Phủ và Bộ Y tế Việt Nam đã có những kế hoạch hành động phòng chống dịch cũng chuẩn bị rất tốt, nên nguy cơ dịch bệnh lây lan thấp.
Nói về cơ chế lây truyền của bệnh Ebola, vị đại diện của WHO phân tích rõ, có hai cách lây truyền virus Ebola:
Thứ nhất là lây trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm virus có triệu chứng, người mắc bệnh tử vong, động vật nhiễm virus. Thứ hai là lây gián tiếp qua tiếp xúc với dịch xét nghiệm, nước mắt, nước tiểu, máu vướng ra môi trường như bàn, giường chiếu, quần áo... Đường lây truyền virus của trẻ cũng tương tự như người lớn. Ngoài ra, virus cũng có thể lây qua đường sữa mẹ, nếu người mẹ bị bệnh.
Đại diện WHO nhấn mạnh, việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi người nhiễm virus có biểu hiện bệnh, chưa có bằng chứng bệnh lây qua đường hô hấp. Virus Ebola cũng dễ chết trong môi trường tự nhiên, tuy nhiên cũng có trường hợp sống trong khoảng 1 tuần, tùy điều kiện.
Tiến sỹ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, dịch bệnh mới nổi có những biến đổi không lường hết được nên càng hạn chế các bệnh vào Việt Nam càng tốt.
WHO sẽ hỗ trợ Việt Nam bất hoạt virus Ebola
Về dịch bệnh Ebola, WHO đánh giá đây là vụ dịch lớn nhất trong lịch sử gần 40 năm qua bởi dịch lan truyền nhanh và với tỷ lệ tử vong cao.
Theo ông Masaya Kato, hiện tại bệnh do virus Ebola không có vắcxin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, vì vậy công tác hiện nay vẫn chủ yếu điều trị hỗ trợ, triệu chứng.
“Cả thế giới đang nỗ lực phát triển vắcxin, tuy nhiên rất khó có thể trả lời chính xác khi nào có. Việc xản xuất vắcxin mới phải qua rất nhiều khâu và thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt. Hy vọng sớm có vắcxin này.”
Các bác sỹ tình nguyện làm việc tại khu vực cách ly ở thị trấn Gueckedou, miền nam Guinea. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Về khả năng chẩn đoán, xét nghiệm virus Ebola, ông Masaya Kato cho hay WHO đang nỗ lực, tập trung tất cả các kỹ thuật chuyên môn để hỗ trợ các nước trong việc chẩn đoán virus này. WHO có các trung tâm phối hợp trên thế giới với 5 phòng xét nghiệm. WHO hiện nay đang khuyến cáo các nước có các ca bệnh nghi ngờ nên lấy mẫu và gửi các xét nghiệm đến trung tâm này để có kết quả chính xác nhất.
Tuy nhiên, vị đại diện của WHO cũng lưu ý, trong trường hợp các quốc gia có hệ thống xét nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn về phân tích về gen, an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm cao có mong muốn tự xét nghiệm được virus gây bệnh Ebola thì WHO sẽ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật để các quốc gia bất hoạt virus này, sau đó sẽ tiến hành các xét nghiệm kỹ thuật phân tử.
“Vì Việt Nam mong muốn sẽ tiến hành xét nghiệm nên WHO sẽ cung cấp cho Bộ Y tế các hướng dẫn để làm sao bất hoạt được virus Ebola. Đối với Việt Nam chúng tôi đặc biệt lưu ý vấn đề an toàn trong khi vận chuyển mẫu, nhận mẫu, xử lý mẫu vì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Vì vậy, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng hy vọng Việt Nam sẽ đạt được tiêu chuẩn an toàn trong việc xử lý mẫu này,” ông Masaya Kato cho hay.
Theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Việt Nam hiện nay có hai phòng an toàn sinh học có thể tiến hành các xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và phòng an toàn sinh độ cấp độ 3 tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh (cấp độ 3). Ngoài ra, các tỉnh có phòng an toàn sinh học cấp độ 2 và 1.
Đánh giá về vấn đề này, vị đại diện của WHO nhấn mạnh, Việt Nam chỉ cần có hai phòng xét nghiệm trên đạt tiêu chuẩn là đủ số lượng phòng xét nghiệm cần thiết. Ngành y tế cần tập trung vào khâu phòng chống tốt hơn như thực hành tốt khâu quản lý bệnh nhân, thực hiện tốt vệc phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng và cộng đồng để tuyên truyền tốt về dịch bệnh.
>> Bác bỏ thông tin có ca nhiễm Ebola ở Việt Nam
Phát biểu tại buổi họp báo thông tin về dịch bệnh Ebola do Bộ Y tế tổ chức sáng 12/8 tại Hà Nội, Ông Masaya Kato, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cũng đưa ra nhận định, thực tế cho thấy nguy cơ lây nhiễm virus Ebola vào Việt Nam rất thấp.
Người dân không nên hoang mang
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 12/8, tại bốn nước Tây Phi đã ghi nhận hơn 1.800 ca mắc bệnh Ebola, với 1.031 ca tử vong.
Bộ Y tế nhận định dịch diễn biến phức tạp tại các nước Tây Phi nhưng người dân không nên hoang mang, hiện Việt Nam chưa ghi nhận ca nào mắc bệnh này.
Phân tích về việc tại sao nguy cơ mắc bệnh tại Việt Nam thấp, ông Masaya Kato giải thích, bệnh Ebola lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người, động vật nhiễm virus nhưng đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm Ebola. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm lan tràn thấp vì chưa có nguồn xác định.
Bên cạnh đó, ông Masaya Kato cũng bày tỏ quan điểm cho rằng thời gian qua Chính Phủ và Bộ Y tế Việt Nam đã có những kế hoạch hành động phòng chống dịch cũng chuẩn bị rất tốt, nên nguy cơ dịch bệnh lây lan thấp.
Nói về cơ chế lây truyền của bệnh Ebola, vị đại diện của WHO phân tích rõ, có hai cách lây truyền virus Ebola:
Thứ nhất là lây trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm virus có triệu chứng, người mắc bệnh tử vong, động vật nhiễm virus. Thứ hai là lây gián tiếp qua tiếp xúc với dịch xét nghiệm, nước mắt, nước tiểu, máu vướng ra môi trường như bàn, giường chiếu, quần áo... Đường lây truyền virus của trẻ cũng tương tự như người lớn. Ngoài ra, virus cũng có thể lây qua đường sữa mẹ, nếu người mẹ bị bệnh.
Đại diện WHO nhấn mạnh, việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi người nhiễm virus có biểu hiện bệnh, chưa có bằng chứng bệnh lây qua đường hô hấp. Virus Ebola cũng dễ chết trong môi trường tự nhiên, tuy nhiên cũng có trường hợp sống trong khoảng 1 tuần, tùy điều kiện.
Tiến sỹ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, dịch bệnh mới nổi có những biến đổi không lường hết được nên càng hạn chế các bệnh vào Việt Nam càng tốt.
WHO sẽ hỗ trợ Việt Nam bất hoạt virus Ebola
Về dịch bệnh Ebola, WHO đánh giá đây là vụ dịch lớn nhất trong lịch sử gần 40 năm qua bởi dịch lan truyền nhanh và với tỷ lệ tử vong cao.
Theo ông Masaya Kato, hiện tại bệnh do virus Ebola không có vắcxin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, vì vậy công tác hiện nay vẫn chủ yếu điều trị hỗ trợ, triệu chứng.
“Cả thế giới đang nỗ lực phát triển vắcxin, tuy nhiên rất khó có thể trả lời chính xác khi nào có. Việc xản xuất vắcxin mới phải qua rất nhiều khâu và thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt. Hy vọng sớm có vắcxin này.”
Các bác sỹ tình nguyện làm việc tại khu vực cách ly ở thị trấn Gueckedou, miền nam Guinea. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Về khả năng chẩn đoán, xét nghiệm virus Ebola, ông Masaya Kato cho hay WHO đang nỗ lực, tập trung tất cả các kỹ thuật chuyên môn để hỗ trợ các nước trong việc chẩn đoán virus này. WHO có các trung tâm phối hợp trên thế giới với 5 phòng xét nghiệm. WHO hiện nay đang khuyến cáo các nước có các ca bệnh nghi ngờ nên lấy mẫu và gửi các xét nghiệm đến trung tâm này để có kết quả chính xác nhất.
Tuy nhiên, vị đại diện của WHO cũng lưu ý, trong trường hợp các quốc gia có hệ thống xét nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn về phân tích về gen, an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm cao có mong muốn tự xét nghiệm được virus gây bệnh Ebola thì WHO sẽ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật để các quốc gia bất hoạt virus này, sau đó sẽ tiến hành các xét nghiệm kỹ thuật phân tử.
“Vì Việt Nam mong muốn sẽ tiến hành xét nghiệm nên WHO sẽ cung cấp cho Bộ Y tế các hướng dẫn để làm sao bất hoạt được virus Ebola. Đối với Việt Nam chúng tôi đặc biệt lưu ý vấn đề an toàn trong khi vận chuyển mẫu, nhận mẫu, xử lý mẫu vì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Vì vậy, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng hy vọng Việt Nam sẽ đạt được tiêu chuẩn an toàn trong việc xử lý mẫu này,” ông Masaya Kato cho hay.
Theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Việt Nam hiện nay có hai phòng an toàn sinh học có thể tiến hành các xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và phòng an toàn sinh độ cấp độ 3 tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh (cấp độ 3). Ngoài ra, các tỉnh có phòng an toàn sinh học cấp độ 2 và 1.
Đánh giá về vấn đề này, vị đại diện của WHO nhấn mạnh, Việt Nam chỉ cần có hai phòng xét nghiệm trên đạt tiêu chuẩn là đủ số lượng phòng xét nghiệm cần thiết. Ngành y tế cần tập trung vào khâu phòng chống tốt hơn như thực hành tốt khâu quản lý bệnh nhân, thực hiện tốt vệc phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng và cộng đồng để tuyên truyền tốt về dịch bệnh.
>> Bác bỏ thông tin có ca nhiễm Ebola ở Việt Nam
Theo Thùy Giang
Theo Vietnam+
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!