Tôi đã 'cai nghiện' Facebook thành công như thế nào?
Có phải tôi đang kêu gọi tất cả chúng ta rời khỏi Facebook và mạng xã hội khác hay không? Không hề. Tôi chỉ muốn đưa ra vài gợi ý để giúp chúng ta giảm thiểu “cơn nghiện” mà thế giới ảo gây ra thôi.
Những năm qua, tôi dường như ngày càng dính chặt vào cái thế giới ảo đó. Là một nhà báo, nhà diễn thuyết và marketing, tôi hiểu mạng internet đóng vai trò rất lớn tới cuộc sống và sự nghiệp của mình.
Nhưng nó đã đạt đến cái mức mà việc các update tràn ngập news feed của tôi trở thành một cơn nghiện. Chúng là sự xao lãng thường trực, kéo tôi khỏi những công việc mà tôi từng yêu thích.
Hãy tưởng tượng Facebook là một “bình nước ảo”, mà mỗi giờ tôi uống MỘT TẤN nước. Mặc dù không phải là một bác sĩ khoa thần kinh, nhưng tôi dám khẳng định có một điều đã xảy ra với lượng Dopamine ( một loại chất kích thích tự nhiên trong cơ thể ) của mình.
Mỗi khi tôi check ( theo dõi ) các status trên Facebook, não bộ sẽ tự thưởng nó bằng Dopamine, và khi tôi dừng, lượng Dopamine bắt đầu tụt thê thảm, và tôi bắt đầu lên cơn cuồng.
Vậy nên tôi từ bỏ, một cách nhanh gọn.
Tôi đăng xuất Facebook, delete ứng dụng trong điện thoại, hoàn toàn ngắt kết nối. Đã 24h trôi qua mà tôi chưa lên check Facebook một lần nào.
Và bạn biết điều gì là tuyệt nhất không? Không còn phải xem một video Ice Bucket Challenge nào nữa!
Sự tự giải thoát khỏi đám update khiến tôi nhẹ nhõm vô cùng. Nó cho tôi thấy đời sống ảo của mình đã rối ren đến đâu và nó ảnh hưởng tới cơ thể mình như thế nào. Nó còn cho tôi thời gian để tự vấn như “tại sao ngay từ đầu ta lại dùng Facebook?”, và câu trả lời là do chúng ta thích là tâm điểm của sự chú ý, một điều khá phổ biến trong thế giới hiện nay.
Ngoài những nhóm nhỏ bạn bè và gia đình, tại sao tôi lại muốn mọi người biết đến cuộc sống của tôi đang diễn ra như thế nào? Hay cuộc sống của các con tôi? Bởi vì tôi muốn họ chú ý tới tôi, để bấm “like” cho tôi, đó là lí do đấy.
Hãy bấm "like" cho tôi
Có thể Facebook hoặc những mạng xã hội khác không ảnh hưởng tới bạn đến mức đấy. Tôi từng thấy những người sử dụng Facebook một cách hiệu quả để bàn bạc tới những chủ đề cụ thể.
Nhưng phần lớn thì chúng cũng như nhau – status này nối tiếp status kia, nói về bản thân và con cái của họ. Và tôi cũng xin đoán rằng bạn check những status như thế này nhiều hơn là bạn nghĩ, nó là dấu hiệu cho thấy bạn “cần” phải "check", cũng giống như bạn “cần” một điếu thuốc nữa, hay “cần” ly rượu nữa vậy.
Có phải tôi đang kêu gọi tất cả chúng ta rời khỏi Facebook và các mạng xã hội khác hay không?
Không hề.
Tôi chỉ muốn đưa ra vài lời gợi ý để giúp chúng ta giảm thiểu “cơn nghiện” mà thế giới ảo gây ra thôi:
Hãy luôn đăng xuất.
Nếu không phải lúc nào bạn cũng online trên mạng xã hội thì việc công việc "check" sẽ trở nên khó khăn hơn. Nó tạo ra một rào cản vô hình tới mạng xã hội. Đừng lưu username và password của bạn trên website, hãy bắt mình phải tự gõ vào mỗi lần muốn đăng nhập.
Đặt ra các giới hạn.
Tôi đã từng check Facebook vào mọi lúc trong ngày – sáng, trưa, chiều và tối. Hãy tự đặt ra một khoảng thời gian để online, việc này sẽ dễ dàng hơn khi bạn đã bỏ được thói quen đăng nhập thường trực.
Giảm thiểu dung lượng.
Một phần của “cơn nghiện thế giới ảo” này là do dung lượng update. Bạn kết nối với càng nhiều người/page/nhóm v.v… thì cơn thèm khát càng tăng. Hãy giảm số lượng người và số lượng update bạn nhận được mỗi ngày.
Có khi nào tôi trở lại Facebook không?
Có thể. Một khi tôi hoàn tất công việc “giải độc” và “cai nghiện” này. Chứ hiện giờ thì tôi xin kiếu.
Còn bạn thì sao?
Bạn thấy mình có phải một “con nghiện” mạng xã hội không vậy?
>> Tại sao Coca-Cola, Red Bull hay Heineken lại từ bỏ Facebook?
Anh Thu
Theo Theo Infonet
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!