Tại sao chúng ta cần quan tâm đến việc Trung Quốc phá giá tiền tệ?

14/08/2015 15:38 PM | Công nghệ

Những ngày vừa qua, chúng ta đã nghe nhiều về việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, khiến cả thế giới chấn động. Vậy phá giá là gì và tại sao động thái này lại khiến các nước "mất ăn mất ngủ" như vậy?

Phá giá tiền tệ là gì?

Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR hay VND.

Vậy tác động của việc phá giá như thế nào? Tại sao các nước, trong đó có Việt Nam lại cần quan tâm?

Đồng NDT bị mất giá so với ngoại tệ nghĩa là 1 đồng ngoại tệ giờ đây đổi được nhiều NDT hơn. NDT “rẻ” hơn tương đối so với các ngoại tệ khác.

Bởi vậy, hàng hóa Trung Quốc (tính bằng đồng NDT) trở nên rẻ hơn đối với thị trường nước ngoài (thanh toán bằng ngoại tệ). Ngược lại, hàng hóa nước ngoài (tính bằng ngoại tệ) trở nên đắt đỏ hơn với túi tiền của người Trung Quốc (thanh toán bằng NDT).

Ai được lợi, ai bất lợi?

- Trung Quốc được lợi:

Hàng hóa dịch vụ xuất khẩu trở nên rẻ hơn nên tăng xuất siêu trong cán cân thương mại quốc tế.

Xuất khẩu nhiều hơn nên thu về nhiều ngoại tệ hơn, tăng dự trữ ngoại hối để kiểm soát tình hình trong nước.

Các doanh nghiệp Trung Quốc bán hàng ra nước ngoài được lợi  vì trả lương bằng NDT mà thu về doanh thu bằng USD. Ví dụ trước bán được 1.000 USD quy ra là 6.100 NDT, trả lương, chi phí mất 3.000 NDT còn lời 3.100 NDT, giờ cũng 1.000 USD quy ra đc 6.400 NDT, chi phí vẫn 3.000 NDT thì lời được 3.400 NDT.

- Đối tác thương mại với Trung Quốc bất lợi:

Các nước chịu tác động lớn nhất gồm Brazil, Úc, New Zealand có quan hệ kinh tế với Trung Quốc mạnh nhất.

Trung Quốc phá giá NDT khiến tình hình kinh tế bất ổn, chứng khoán, bất động sản giảm giá. Chứng khoán giảm thì cổ phiếu giảm giá, Alibaba là ví dụ, từ đó tài sản của các tỷ phú khi quy ra USD giảm.

Ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao?

Điểm dễ nhận thấy nhất đó là hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn

Với Việt Nam, NDT mất giá so với VND, tức là ngày 9/8 mất đến 3.514,556 VND để “mua” 1 đồng NDT. Đến ngày 13/8, chỉ mất 3.442,065 VND để “mua” NDT. Như vậy, NDT trở nên rẻ hơn so với VND.

Hàng hóa Trung Quốc trở nên rẻ hơn, cạnh tranh hơn so với hàng hóa nội địa và hàng hóa nước khác. Tổng cầu với hàng Trung Quốc tăng lên => nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Việt Nam tăng.

 

Ngoài ra, hàng Việt Nam trở nên đắt hơn tương đối so với hàng Trung Quốc (với sản phẩm cùng chủng loại). Khi xuất khẩu cùng một mặt hàng sang nước thứ ba, so với trước khi phá giá NDT, hàng Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn hàng Trung Quốc về giá.

Cùng chuyên mục
XEM