Nga đề xuất một đường cao tốc dài nhất thế giới nối từ Châu Âu qua Mỹ

31/03/2015 14:07 PM | Công nghệ

Chủ tịch công ty đường sắt Nga, Vladimir Yakunin, vừa đề xuất xây dựng đường bộ cao tốc nối từ Châu Âu đến New York, Mỹ với chiều dài dự kiến 20.777 km. Tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn chưa được làm rõ trong bản đề xuất như: kỹ thuật xây dựng, nguồn vốn, lợi ích kinh tế…

London đến New York bằng xe hơi?

Nó có thể xảy ra nếu thực hiện theo cách làm đề xuất của chủ tịch công ty Russian Railways.

Theo thông tin của Thời báo The Siberian vào ngày 23 tháng 3 vừa qua, chủ tịch Russian Railways, Vladimir Yakunin, đã đề xuất kế hoạch xây dựng một tuyến đường bộ cao tốc xuyên Siberian kết nối biên giới phía đông của Nga với bang Alaska của Mỹ, bắc qua một khe hẹp của biển Bắc Thái Bình Dương ngăn cách châu Á và Bắc Mỹ.

Kế hoạch này được tiết lộ tại một cuộc họp của Học viện Khoa học Nga tại Matxcova.

Với tên gọi TEPR, dự án sẽ là con đường lớn được xây dựng kế bên đường sắt hiện hữu xuyên Siberian, cùng với một mạng lưới tàu hỏa mới và các đường ống dầu và khí đốt.

“Đây là một dự án xuyên biên giới, xuyên các nền văn minh”, Siberian Times dẫn lời Yakunin. “Dự án nên được chuyển thành ‘khu vực tương lai’ của thế giới, và nó phải được dựa trên việc dẫn đầu công nghệ, không phải đuổi theo chúng”.

“Chúng ta đến chưa?”

Con đường sẽ chạy dọc xuyên suốt nước Nga, kết nối với hệ thống cầu đường hiện có của Tây Âu và châu Á.

Khoảng cách giữa biên giới phía Tây và Đông nước Nga xấp xỉ 10 ngàn km (6.200 dặm).

Yakunin nói rằng con đường sẽ kết nối Nga với Bắc Mỹ thông qua khu vực cực Đông của Nga Chukotka, xuyên qua eo biển Bering và đi vào bán đảo Seward Peninsula của Alaska, Mỹ.

Con đường sẽ đi vào Alaska ở phía Bắc thị trấn Nome, nơi cuộc đua chó kéo xe trượt tuyết nổi tiếng Iditarod kết thúc.

Các tài xế băng qua eo biển Bắc Băng Dương giữa Siberia và Alaska như thế nào? Phà? Hầm? Cầu?

Bản báo cáo không nêu chi tiết quãng đường băng qua biển.

Khoảng cách ngắn nhất giữa đất liền Nga và đất liền Alaska là khoảng 88 km (55 dặm), theo Trung tâm Thông tin đất đai của Alaska.

Cung đường chính của tuyến đường sắt xuyên Siberian chạy từ Matxcova đén Vladivostok và dài 9.258 km.

Cung đường chính của tuyến đường sắt xuyên Siberian chạy từ Matxcova đén Vladivostok và dài 9.258 km.

Một chuyến đi theo lý thuyết (được tính toán bởi CNN) từ London tới Alaska thông qua Matxcova dài gần 12.978 km (8.064 dặm).

Bị cô lập ngay cả với tiêu chuẩn Alaska, không có đường kết nối Nome với các hệ thống đường khác của Mỹ.

Khoảng 836 km không có đường xuyên vùng lãnh thổ bị hoang vắng ngăn cách Nome với thành phố lớn gần nhất và mạng lưới giao thông ở Fairbanks, trạm cuối cùng phía Bắc không chinh thức của Xa lộ Alaska.

Từ Fairbanks, Canada và 48 bang của Mỹ liền kề nhau có thể được đi đến bằng đường bộ.

Giả sử một con đường tới Nome được xây dựng (ý tưởng đã được nghiên cứu bởi bang Alaska), một chuyến đi từ London tới New York có thể dài gần 20.777 km (12.910 dặm).

Những bài đăng trên Facebook từ trạm dừng chân đìu hiu ở Siberian có thể khiến chuyến đi đáng giá đôi chút, tuy nhiên hành trình có thể dễ dàng gây khó chịu với kỉ lục câu phàn nàn “Chúng ta đến nơi chưa?” của lũ trẻ.

Ai sẽ chi trả cho việc này?

Yakunin được miêu tả như là một người bạn thân của tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhiều nguồn tin đã tiên đoán rằng ông có thể là người kế nhiệm Putin cho cương vị tổng thống.

Theo báo cáo, TEPR có chi phí dự kiến lên đến “hàng nghìn tỷ USD”.

Tuy nhiên, theo Yakunin, khoảng nhận lại trong nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều kinh phí bỏ ra – về vấn đề đó bản báo cáo không nêu rõ chi tiết.

>> Trung Quốc chi hơn 27 tỷ USD xây đường sắt đến biên giới Nga

Trâm Nguyễn

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM