Cách Goole tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả

19/03/2015 14:18 PM | Công nghệ

Bạn có thể bắt tay vào để thử và thay đổi, ngay từ hôm sau.

Trong thời gian làm việc tại Google, tôi đã nhận thấy rằng một số ý tưởng về văn hóa văn phòng khi kết hợp lại với nhau không hẳn là nổi trội. Nhưng tất cả đều đáng được chú ý.

Bạn có thể không tin hoặc tin rằng con người đều có bản chất tốt. Nếu bạn nghĩ họ tốt, thì với tư cách là một doanh nhân, một thành viên trong nhóm, một lãnh đạo của nhóm, một nhà quản lý, hoặc một giám đốc điều hành, bạn nên hành xử một cách nhất quán với điều mà bạn tin tưởng. Nếu con người là tốt, thì họ nên được tự do. Có rất nhiều tổ chức và nhà quản lý hoạt động theo cách nhìn nhận nhân viên của họ yếu kém để có thể đưa ra các quyết định và đổi mới.

Câu hỏi ở đây không phải là “Hệ thống quản lý nào cần thiết để có thể thay đổi bản chất con người?” mà chính là “Điều gì cần thiết để thay đổi bản chất của công việc?”.

Trong mỗi chương của cuốn sách mới của tôi, tôi đều có đưa ra danh sách các quy tắc khi làm việc văn phòng, phòng khi bạn muốn chú trọng hơn vào một vấn đề nào đó. Còn nếu bạn muốn công ty bạn có được một môi trường làm việc tự do, bạn nên áp dụng những cách dưới đây để có thể nhanh chóng tạo thay đổi tích cực đến đội nhóm và môi trường làm việc của mình.

1. Tạo ý nghĩa cho công việc của bạn

Việc làm tiêu tốn của bạn ít nhất 1/3 cuộc đời đời và một nửa thời gian bạn thức giấc. Nó có thể, và phải là hơn cả những điều ý nghĩa cho tới lúc cuối cùng. Trong rất nhiều môi trường, việc làm chỉ đơn giản là đổi lấy tiền lương hàng tháng.

Tuy nhiên, công trình của giáo sư Adam Grant ở Wharton đã chỉ ra rằng, chỉ cần một sự liên kết nhỏ nhất với người được lợi từ công việc của bạn không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn làm chúng ta hạnh phúc hơn. Và mọi người đều muốn công việc của mình có mục đích. Kết nối công việc của bạn với một ý tưởng, hay một giá trị lớn dần từng ngày và chúng sẽ thực sự phản ánh việc bạn đang làm.

2. Tin tưởng đồng nghiệp/ đối tác của bạn

Nếu bạn tin rằng con người về cơ bản là tốt, hãy thể hiện rằng mình tin như thế. Hãy tỏ ra mình minh bạch và thành thật với người của bạn, và cho họ có thể cất tiếng nói trong các vấn đề về công việc. Bạn chỉ có thể để điều đó xảy ra nếu như bạn chịu từ bỏ một số quyền hạn của mình, cho nhân viên của mình có thể phát triển trong những quyền hạn đó.

Việc này nghe có thể phi lý, nhưng thực tế nó không hẳn là quá rủi ro. Và nếu như bạn là một phần của nhóm, hãy yêu cầu việc làm này tới sếp của bạn: Cho tôi một cơ hội. Giúp tôi hiểu được mục tiêu của bạn là gì, và để tôi có thể nghĩ ra cách làm sao có thể đạt được chúng. Những bước nhỏ như thế tạo ra lối đi đến quyền sở hữu đặc trưng.

3. Chỉ thuê những người giỏi hơn bạn

Các tổ chức thường hay nghĩ rằng lấp một chỗ trống trong công việc càng nhanh càng tốt thì sẽ quan trọng hơn là tìm những người giỏi nhất cho các vị trí đó. Luôn có một ủy ban tuyển dụng nhân sự, đặt ra những tiêu chí cần đạt, không được thỏa hiệp, và kiểm tra định kì nhân viên mới của bạn có tốt hơn người cũ hay không. Bằng chứng cho việc bạn làm công tác tuyển dụng tốt là 9 trên 10 người bạn tuyển đều giỏi (ít ra là trong mặt nào đó) hơn bạn.

4. Đừng nhầm lẫn phát triển và quản lý năng suất làm việc

Trong tất cả trường hợp, không nên chỉ dựa vào người quản lý để suy đoán nhân viên của bạn làm việc như thế nào. Để phát triển, thu hút những đóng góp từ đồng nghiệp, có thể dùng những cách đơn giản như hỏi đáp hay bảng khảo sát ngắn. Đối với việc đánh giá năng suất làm việc, hãy yêu cầu các nhà quản lý ngồi lại cùng nhau và cùng đưa ra đánh giá dựa theo nhóm để đảm bảo tính công bằng.

5. Chú ý cả 2 mặt của vấn đề

Đặt những người giỏi nhất của bạn dưới lăng kính. Trải qua sự kết hợp giữa hoàn cảnh, kĩ năng và sàng lọc, họ sẽ tìm ra hướng làm cách nào để phát huy. Cùng lúc đó, nên cảm thông với những người làm việc kém nhất của bạn. Nếu như bạn tuyền dụng đúng, đa số những nhân viên gặp khó khăn trong việc làm của họ do bạn đã để họ vào sai vị trí, không hẳn là do họ không có khả năng. Hãy giúp họ học hỏi hoặc tìm vị trí mới thích hợp hơn.

6. Hãy vừa tiết kiệm vừa hào phóng

Hầu hết những việc chúng ta làm vì người của mình đều không tốn gì hết. Hãy dùng dịch vụ giao hàng tận nơi hoặc thương luợng về việc giao buổi trưa từ cửa hành sandwich ở địa phương. Các buổi hội thảo có khách mời chỉ cần một căn phòng và một chiếc micro. Tất nhiên tất cả vẫn chưa dẫn đến việc dư dả nguồn lực: nhân viên Google phải liên tục gặp làm quen dịch vụ mới hay tham gia vào một cuộc thảo luận hấp dẫn.

Hãy giữ lấy tờ ngân phiếu của bạn cho những lúc nhân viên của bạn cần nhất, khoảnh khắc của bi kịch và hân hoan. Sự rộng lượng của bạn sẽ mang lại kết quả tốt nhất khi một người cần trợ giúp y tế khẩn cấp hay các gia đình chào đón những thành viên mới. Hãy chú tâm hơn vào những khoảnh khắc đầy tính nhân văn sẽ giúp tổ chức bạn ghi điểm trong việc quan tâm tới từng cá nhân mỗi con người.

Và tất cả những nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái khi biết rằng lúc gặp phải những vấn đề quan trọng trong cuộc đời, họ sẽ được tiếp thêm sức mạnh khi tin tưởng tuyệt đối tổ chức sau lưng mình.

7. Hãy trả lương không công bằng

90% hoặc hơn giá trị của nhóm của bạn chỉ đến từ 10% thành viên giỏi nhất. Và tất nhiên, nhân viên tốt nhất của bạn đáng giá hơn những nhân viên trung bình. Họ có thể đáng giá hơn 50% hoặc thậm chí 50 lần so với các nhân viên khác.

Hãy bảo đảm rằng họ có thể cảm nhận được điều đó. Ngay cả khi bạn không có đủ nguồn lực tài chính để tạo cho họ sự khác biệt lớn trong việc lương bổng, cho họ một số đặc quyền khác biệt cũng sẽ có ý nghĩa.

8. Thuyết phục nhẹ nhàng

Hãy nhìn quanh bạn ngay lúc này và tìm hiểu xem làm cách nào mà môi trường xung quanh khuất phục bạn và những người trong đó.

Có dễ dàng không khi thấy kết nối của người khác? Có phải món ăn nhẹ kém dinh dưỡng nhất lại đang nằm trong tầm mắt khi mở tủ lạnh? Khi bạn email hay nhắn tin cho đồng nghiệp và bạn bè, việc đó để chia sẻ thông tin tốt hay xấu?

Chúng ta đều đang bị thuyết phục bởi môi trường xung quanh và thuyết phục cả những người xung quanh ta. Hãy dùng những yếu tố đó để làm bản thân và nhóm của bạn vui vẻ hơn và làm việc hiệu quả hơn. Sắp xếp lại khoảng không của bạn theo cách thúc đẩy những thái độ mà bạn muốn: Nếu bạn cần nhân viên hợp tác hơn nhưng lại bị cản trở bởi tấm ngăn, hãy dỡ bỏ chúng.

Hãy luôn chú trọng cách bạn gửi đi thông điệp tới nhóm của mình. Chia sẻ những việc làm tốt, như là số người tình nguyện tham gia hoạt động từ thiện ở địa phương, để có thể động viên những nhân viên khác tham gia. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra những cảm giác khác nhau có thể được cảm nhận dù chỉ trong một vị trí.

9. Quản lý những kì vọng tăng dần

Đôi khi bạn sẽ gặp vấn đề và cần phải lùi một bước. Hãy sẵn sàng để đón nhận những khó khăn. Bạn nên biết rằng, bạn có thể nói với những nhân viên của mình là bạn đang thử nghiệm các ý tưởng của mình trước khi bắt đầu thực sự ứng dụng. Điều này sẽ giúp bạn thay đổi những người xung quanh từ phê bình thành ủng hộ bạn, và họ sẽ không nghi ngờ gì bạn nhiều nếu như mọi việc thất bại.

10. Tận hưởng! Và sau đó trở lại vị trí dẫn đầu và lại bắt đầu một lần nữa

Đây không chỉ là nỗ lực một lần duy nhất. Xây dựng nền tảng văn hóa và môi trường cần học hỏi và đổi mới không ngừng. Đừng lo lắng khi cố gắng làm tất cả mọi việc cùng một lúc. Thử nghiệm với một ý tưởng, hoặc một vài ý tưởng, học hỏi từ đó, điều chình lại chương trình, và làm lại từ đầu.

Điều thú vị ở cách thức này chính là một môi trường tốt là môi trường có thể tự củng cố chính mình: Những nỗ lực trên giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau tạo ra một tổ chức đầy tính sáng tạo, vui vẻ, chăm chỉ, và có năng suất làm việc cao. Nếu bạn tin rằng con người là tốt thì hãy sống với niềm tin đó trong công việc của mình.

>> Tâm thư từ chức xúc động của Giám đốc tài chính Google

Mai Nguyễn

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM