Bất chấp Thế chiến, Nhật Bản đã vươn mình thành siêu cường công nghệ một cách thần kỳ như thế nào
Người Nhật đã có thể tận dụng những tình huống đặc biệt mà mình đối mặt để có thể biến chuyến thành sự tăng trưởng khó tin, vươn lên thành một nền kinh tế tầm cỡ trong một khung thời gian còn khó tin hơn nữa.
Vào cuối thế kỷ 20, nhắc đến Nhật Bản nghĩa là nhắc đến những đột phá trong Điện tử và Công nghệ. Họ có một thời kỳ phát triển cực thịnh và trở thành người đi đầu trong công nghệ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao? Tại sao lại là Nhật Bản mà không phải Mỹ, hay một đất nước khác? Yếu tố nào, kinh tế, chính trị hay điều gì đã đưa Nhật Bản trở thành cái tên gắn liền với công nghệ điện tử?
Nền tảng vững chắc
Câu trả lời nằm ở những nỗ lực hiện đại hóa trước Thế chiến thứ hai. Từ sau Cải cách Minh Trị năm 1869, Nhật Bản bắt đầu tiến hành những thúc đẩy bền vững để có thể trở nên tân tiến trong công nghệ như Châu Âu, và phát triển phong cách riêng của mình về chủ nghĩa tư bản công nghiệp mà vận hành một cách rất tốt.
Rất nhiều trường đại học tại Nhật (Todai, Hokkaido) khởi đầu là những trường kỹ thuật giảng dạy các chuyên ngành Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học) – gọi tắt là STEM. Trước thế chiến hai, các tập đoàn gia đình trị hùng mạnh với cái tên zaibatsu vốn là nền tảng cho ngành công nghiệp nặng của Nhật Bản.
Rất nhiều các tổ chức tương tự, hay công nhân của họ, đã rời khỏi ngành công nghiệp nặng để đến với điện tử tân tiến trong những năm 1960 đến 1970.
Sau chiến tranh, chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý sản xuất công nghiệp thông qua Viện kinh tế thế giới (MITI), tuy nhiên “vì lợi ích quốc gia” họ cũng đã từng phớt lờ những trường hợp sai phạm nghiêm trong trong công nghiệp (như thảm họa thủy ngân Minamata vào những năm 1950 tới 1970).
Thảm họa thủy ngân tại Minatama.
Hitachi được thành lập vào năm 1910 để sản xuất động cơ điện. Toshiba là sáp nhập của hai công ty vào năm 1939 (một công ty điện báo và một sản xuất đèn), cả hai đều được sáng lập vào cuối thế kỷ 19. Nintendo vốn dĩ là một công ty trò chơi thẻ bài sáng lập vào những năm 1880.
Sharp khởi đầu vào năm 1912 là một công ty làm bút chì, Panasonic là năm 1918 và sản xuất đèn xe đạp. Trong danh sách các công ty lớn, chỉ có Sony được sáng lập sau thế chiến 2 (1946), nhưng họ cũng đã dựng lên một nền tảng rất lớn cho công nghiệp và hàng loạt các thế hệ kỹ sư tài năng trong thời kỳ đó.
Toyota cũng là một ví dụ lý thú. Ban đầu được thành lập vào thế kỷ 19 như một nhà sản xuất máy dệt quần áo. Một người con trai của gia đình Toyota đã có ý định chuyển hướng sang ô tô vào những năm 1920. Và vì thế, ông đã mua một chiếc xe GM và đem đến nhà máy để các cán bộ kỹ thuật của mình có thể tìm hiểu.
Nếu bạn đến thăm bảo tàng Toyota tại Nhật, có một bức tranh tầm sâu tái hiện lại hình ảnh họ đang tháo dỡ linh kiện của chiếc xe Mỹ ra vào dựng lại bản vẽ từ những linh kiện đó, sau đó tạo ra một bản copy. Và đó chính là cách Toyota bắt đầu trở thành một công ty sản xuất ô tô.
Bảo tàng Toyota.
Vậy, tại sao Nhật Bản lại cực kỳ thành công so với Mỹ trong ngành vi điện tử? Bởi họ có rất nhiều lợi thế trong những năm 1950 và 1960. Trên hết, họ có một nền tàng cực tốt trong ngành công nghiệp năng và bí quyết kỹ thuật. Không giống như Mỹ, địa lý cũng như mật dộ dân số tại Nhật khiến cho những sản phẩm nhỏ và tiết kiệm tài nguyên được ưa chuộng hơn.
Và, một điều cực kỳ quan trọng nữa, chi phí cho Quốc phòng của Nhật là cực nhỏ, bởi vốn dĩ người Mỹ là quân đội của họ, nên nền công nghiệp của họ không được hướng đến hàng không vũ trụ và vũ khí.
Vai trò của Mỹ với "điều kì diệu tại Nhật Bản"
Ta sẽ đi sâu hơn để thấy vai trò của Mỹ trong các vấn đề chính trị và kinh tế của Nhật Bản là cực kỳ lớn.
Với Hiệp ước quốc phòng giữa Mỹ và Nhật bản, quân đội của Nhật đã bị buộc xuất ngũ, chính thức tan rã và không cho phép tái vũ trang, hầu hết vấn đề quốc phòng của họ là trong tay nước Mỹ. Chính vì thế, họ đã tiết kiệm được một khoản ngân sách cho quốc phòng để có thể đưa những thứ tốt nhất, giàu có nhất của mình vào công cuộc mở rộng nền kinh tế và xây dựng đất nước,
Trên quy mô lớn, đầu tiên, với định hướng từ MITI và các cơ quan, nhân sự mà MITI có được từ Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO), chính quyền Nhật đã thúc đẩy cực mạnh việc phát triển thị phần của mình tại Mỹ.
Hiệp ước hợp tác và an ninh song phương Mỹ - Nhật.
Cũng bởi vì Hiệp ước hợp tác và an ninh song phương mà Mỹ ký kết với Nhật Bản, một thị trường khổng lồ đã mở ra cho những sản phẩm tiềm năng của Nhật tại Mỹ. Với sự lãnh đạo mạnh mẽ của MITI, các công ty Nhật đã nhanh chóng đầu tư một lượng lớn tiền mặt và phát triển các ngành công nghiệp nặng.
Với cơ sở hạ tầng để sản xuất đã sẵn sàng, cùng với lượng đầu tư nước ngoài đến từ Mỹ, chiến tranh tại Triều Tiên và Việt Nam cũng tạo ra sự gia tăng rất lớn trong tiêu thụ của người Mỹ, cùng với thời điểm công nghệ bắt đầu thăng hoa, Nhật Bản đã ở một vị thế rất hoàn hảo trong việc đẩy sản phẩm của họ vào thị trường Mỹ.
Sự cởi mở và tính khả thi của thị trường Mỹ với các công ty công nghệ Nhật Bản cũng cực kỳ quan trọng trên cả quy mô lớn và nhỏ. Trước hết, thị trường ngày nay luôn khiến chúng ta nghĩ rằng sản phẩm công nghệ Nhật là cực kì đáng tin cậy và có chất lượng cao, với giá thành cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác, và các thương hiệu công nghệ Nhật đều được mọi người biết tới, như Sony hay Panasonic.
Nhưng quay lại thời điểm mà các công ty công nghệ Nhật bắt đầu cho ra các sản phẩm của mình, như đài radio hay tivi, chúng đều mang những đặc điểm gắn liền với hàng Trung Quốc thời nay: kém tin cậy, rẻ tiền, bản sao lỗi mà người ta chỉ mua khi không thể chi trả cho những thương hiệu tốt hơn đến từ Đức hay Mỹ.
Nhưng các công ty công nghệ Nhật đã ngày một tiến bộ hơn, họ luôn cố gắng và tỏ ra cực kỳ sáng tạo. Nhưng những phát minh của họ không đến từ việc làm ra những thứ mới hoàn toàn. Chuyên môn của họ là lấy những gì đã có và tối ưu hóa chúng một cách khủng khiếp. Ví dụ như máy fax chẳng hạn.
Máy fax cổ.
Với những ai quen thuộc với máy fax đều nghĩ chúng chỉ là những thứ trông chẳng khác gì một máy in cỡ trung bình. Nhưng thế hệ máy fax đầu tiên là những mảnh máy móc khổng lồ ghép lại với nhau và hầu như chẳng mấy ai hiểu được cách sử dụng chúng. Chúng chỉ được sử dụng chủ yếu tại bênh viện hay đồn công an, nơi fax có thể tốn hàng giờ để in ra.
Khi Nhật Bản chạm tay được vào công nghệ này từ những công ty Mỹ, họ bắt đầu phá tung chiếc máy fax ra từ phần cứng đến phầm mềm để tái sáng chế lại nó. Nó đã trở nên nhỏ gọn hơn, nhanh hơn, kiểu dáng đẹp hơn, và trên hết, dễ dàng để chi trả hơn. Và dần dần ai ai cũng sản xuất máy fax nhưng những công ty công nghệ Nhật đã làm ra một sự đổi mới rất lớn và biến nó thành một sản phẩm có thể đưa được ra ngoài thị trường.
Đây chính là chiến lược của các công ty công nghệ Nhật. Rất giống với việc họ đem những máy bay chiến đấu trong những năm trước thế chiến và tinh chỉnh chúng để có thể bay ở những độ cao không ai nghĩ tới. Công ty công nghệ của Nhật dồn những gi sáng tạo nhất của họ và tập trung vào việc làm ra những cải tiến hay thêm thắt mà thực sự rất Nhật, cho dù bắt nguồn từ rất nhiều sáng chế của Mỹ.
Một nửa khác của thành công của họ nằm ở việc họ thừa hưởng sự ủng hộ của chính phủ Mỹ với các mục tiêu kinh tế ở trong nước một cách hiệu quả như thế nào. Điều này đã giúp những công ty Nhật định hướng các quy trình xuất nhập khẩu phức tạp cũng như tạo ra không gian và cung cấp nguồn lực để thiết lập vị thế của Nhật tại thị trường Mỹ
Trên hết, Mỹ đã là một sân chơi cho các công ty Nhật Bản cũng như một nguồn đầu tư và doanh thu cần thiết cho những đầu tư vào mở rộng và phát triển công nghiệp sau này, và được hiện thực hóa bằng trách nhiệm của Mỹ với an ninh quốc gia Nhật và các chính sách hợp tác kinh tế, quan trọng hơn cả là tỉ giá hối đoái ổn định giữa USD và đồng yen.
Mỹ cũng là điểm khởi đầu ho rất nhiều sản phẩm của Nhật bởi họ nhận được rất nhiều kiến thức kỹ thuật từ đối tác Mỹ và tiến hành việc trở nên tốt hơn trong việc mà họ hiểu rõ nhất.
Tuy nhiên, đây không phải việc nước Mỹ hoàn toàn là nguyên nhân của điều kì diệu tại Nhật Bản. Chính sách và cách tổ cức của chính phủ Mỹ đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cơ hội của các công ty Nhật.
Đấy chính là do người Nhật đã có thể tận dụng những tình huống đặc biệt mà mình đối mặt để có thể biến chuyến thành sự tăng trưởng khó tin, vươn lên thành một nền kinh tế tầm cỡ trong một khung thời gian còn khó tin hơn nữa.