Công nghệ đang làm thay đổi thị trường thực phẩm 1,4 tỷ dân tại Trung Quốc ra sao?

07/06/2019 15:45 PM | Công nghệ

Với vị thế là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, giờ đây, mỗi xu hướng tiêu dùng hay thị hiếu của người Trung Quốc đều được các nhà kinh doanh cân đo, xem xét cẩn thận để mong đáp ứng được nhu cầu của thị trường hơn 1,4 tỷ dân này.

Mặc dù không duy trì được mức tăng trưởng 2 chữ số như thời kỳ năm 2007 nhưng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 6,6% năm vừa qua vẫn khiến Trung Quốc được xem là thị trường béo bở và khiến bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải khao khát.

Nếu như dòng vốn đầu tư mạo hiểm chứng kiến sự sụt giảm 3,4% so với năm trước, số lượng giao dịch giảm 10,8% thì lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ nông nghiệp của Trung Quốc đã tăng trưởng ấn tượng trong năm 2018.

Tuy nhiên, không phải xu hướng nào cũng đủ sức hút lâu dài với người tiêu dùng nước này. Năm 2007, nhiều nhà đầu tư đã vội vã rót vốn vào những công ty khởi nghiệp theo mô hình robot bán hàng tại cửa hiệu nhưng các doanh nghiệp này không thể tạo ra lợi nhuận bởi sự chậm tiếp thu công nghệ của người tiêu dùng.

Công nghệ đang làm thay đổi thị trường thực phẩm 1,4 tỷ dân tại Trung Quốc ra sao? - Ảnh 1.

Trong khi Trung Quốc được coi là nơi thử nghiệm các công nghệ mới, nơi mà xu hướng ngậm ngùi ra đi cũng nhanh không kém như khi nó đến thì vẫn có những mô hình đáp ứng được đúng nhu cầu của người tiêu dùng và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

1. Thị trường tiêu dùng phân mảnh

Sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc không còn là tin mới mẻ nhưng đối với các doanh nhân, điều này vẫn mang đến cơ hội phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới. Ví dụ rõ ràng trong ngành công nghệ thực phẩm chính là các hãng thực phẩm và nhà hàng xa xỉ, khi những công ty khởi nghiệp trong danh mục này đã huy động được 770 triệu USD vốn đầu tư vào năm 2018, tăng 172% so với năm 2017.

Công nghệ đang làm thay đổi thị trường thực phẩm 1,4 tỷ dân tại Trung Quốc ra sao? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, công nghệ thực phẩm nhắm đến những đối tượng có thu nhập thấp hơn cũng đang gia tăng nhanh chóng. Các cơ hội hiện đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và doanh nhân, bao gồm sản phẩm tiêu dùng đáp ứng lối sống của những nhóm thu nhập thấp và các khu vực nơi dữ liệu và công nghệ có thể được tận dụng.

Pinduoduo, một ứng dụng mua các sản phẩm giảm giá và theo mô hình "mua theo nhóm", là một startup thành công tiêu biểu trong phân khúc này. Công ty có trụ sở tại Thượng Hải này đã lên sàn chứng khoán Mỹ năm 2018 và huy động thành công 1,6 tỷ USD qua đợt IPO.

Công nghệ đang làm thay đổi thị trường thực phẩm 1,4 tỷ dân tại Trung Quốc ra sao? - Ảnh 3.

Pinduoduo thành công với mô hình "mua theo nhóm"

Trong khi đó, Six Walnuts, một công ty nước giải khát thực vật đã thu về doanh số bán hàng ấn tượng ở các thành phố cấp thấp là ví dụ thành công khác, cũng đã hoàn thành một trong năm IPO trong lĩnh vực này vào năm ngoái.

2. Dựa trên dữ liệu

Các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của công nghệ thực phẩm khi mà Alibaba, Yahoo và Tencent đều đặt cược lớn vào ngành này.

Tencent đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào vòng bán hàng Series F/pre-IPO của tập đoàn giao hàng nhà hàng Meituan Dianping, 450 triệu USD cho nhà bán lẻ điện tử Series D của MissFresh. Còn Alibaba cũng rót vốn vào vòng Series C trị giá 280 triệu USD cho nhóm giao hàng 1919.cn.

"Gã khổng lồ" Alibaba được biết đến với nền tảng thương mại điển tử của mình đang cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ để tìm đường đến với lĩnh vực thực phẩm. Đế chế của tỷ phú Jack Ma hiện đã bao gồm tạp hóa điện tử, chợ nhà hàng, dịch vụ thực phẩm, công nghệ nhà hàng tại cửa hàng, hậu cần chuỗi cung ứng. Alibaba đã hoàn tất việc mua lại ele.me, một startup giao đồ ăn, với giá 9,5 tỷ USD vào năm ngoái.

Công nghệ đang làm thay đổi thị trường thực phẩm 1,4 tỷ dân tại Trung Quốc ra sao? - Ảnh 4.

Alibaba đã mua lại công ty giao đồ ăn ele.me

Những gã khổng lồ internet này đang đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm Trung Quốc, đầu từ vào gần một nửa các giao dịch năm 2018. Vậy chiến lược của họ là gì?

Có thể có nhiều yếu tố, bao gồm cả việc thúc đẩy lưu lượng truy cập nhiều hơn vào trang web nhưng điều đó cũng chỉ ra rằng việc phân tích dữ liệu về thói quen của người tiêu dùng sẽ là động lực chính và mong muốn của họ là đóng vai trò trong mọi khía cạnh của cuộc sống người Trung Quốc.

3. Siêu ứng dụng với tính năng siêu thuận tiện

Người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng mất kiên nhẫn, đặc biệt là khi nói đến thực phẩm. Cho dù đó là cửa hàng tạp hóa, giao cà phê hay chỉ chờ xếp hàng tại nhà hiệu, khách hàng mong đợi được phục vụ một cách nhanh chóng và với mức chi phí thấp.

Với 97,5% dân số sử dụng điện thoại di động, cùng sự thâm nhập và bành trướng của Wechat – siêu ứng dụng cho phép bạn thực hiện mọi thứ, từ nhắn tin, đặt vé du lịch và thanh toán bằng hình thức kỹ thuật số, chính là nền tảng tạo ra thói quen tiêu dùng mới để các startup khác nhanh chóng phát triển, không bỏ lỡ thị trường béo bở này.

Năm 2018 vừa qua, nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu MissFresh, đã huy động vốn từ các ông lớn bao gồm Goldman Sachs và Tencent, Meituan-Dianping với kỳ vọng cung cấp thực phẩm cho 310 triệu người dân Trung Quốc – tương đương dân số Hoa Kỳ.

Công nghệ đang làm thay đổi thị trường thực phẩm 1,4 tỷ dân tại Trung Quốc ra sao? - Ảnh 5.

Trong khi đó, Meiweibuyongdeng lại là một ứng dụng di động cho phép thực khách giảm thời gian chờ đợi của nhà hàng, đồng thời giúp nhà hàng quản lý lưu lượng khách hàng tốt hơn đã nhận được khoản đầu tư 63 triệu USD từ Alibaba.

Gần đây nhất phải kể đến chuỗi cafe giá rẻ Luckin Coffee, startup mới nổi đang làm mưa làm gió và đe dọa vị trí số 1 của Starbucks ở thị trường Trung Quốc. Hãng này cũng tập trung áp dụng công nghệ trong thanh toán và giao hàng, bên cạnh việc mở thêm cả nghìn chi nhánh hòng chiếm lĩnh thị phần. Tốc độ tăng trưởng chóng mặt của Luckin Coffee đã góp phần giúp thương hiệu này IPO thành công tại sàn chứng khoán Mỹ, nhận về khoản tài trợ 20 triệu USD.

4. Chuỗi cung ứng an toàn

Người tiêu dùng Trung Quốc - đặc biệt là những người thuộc tầng lớp trung lưu đang phát triển - rất quan tâm đến an toàn thực phẩm, sau nhiều vụ bê bối về thực phẩm như sữa, hàng giả làm chấn động dư luận nước này.

Ngày nay, các vấn đề an toàn thực phẩm mà Trung Quốc đang phải đối mặt nhiều nhất là tỷ lệ phụ gia thực phẩm quá cao và hóa chất nông nghiệp và ô nhiễm vi khuẩn. Đây cũng là ba vi phạm an toàn thực phẩm hàng đầu, theo thống kê quốc gia Trung Quốc. Quốc gia hơn 1,4 tỷ dân này sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu nhiều hơn bất kỳ nước nào, và việc lạm dụng các hóa chất đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như làm chi phí y tế tăng cao trong những năm gần đây.

Vấn đề chính xuất phát từ chuỗi cung ứng phân mảnh, hoạt động thiếu hiệu quả và không minh bạch. Đó cũng là cơ hội để các công ty khởi nghiệp nắm bắt.

Công nghệ đang làm thay đổi thị trường thực phẩm 1,4 tỷ dân tại Trung Quốc ra sao? - Ảnh 6.

Meicai, nền tảng trực tuyến giúp nông dân dễ dàng bán sản phẩm của họ cho các nhà hàng hơn, đã huy động được 450 triệu USD trong hợp đồng FarmTech lớn nhất năm 2018, trong khi nhà cung cấp dịch vụ chuỗi cung thực phẩm tươi sống Jiuye đã huy động được 14 triệu USD từ series C để phát công nghệ truy xuất nguồn gốc từ blockchain.

T.Dương

Cùng chuyên mục
XEM