Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nghi ngờ số liệu thâm hụt ngân sách mà VEPR công bố

17/01/2017 10:52 AM | Kinh tế vĩ mô

Ngay trong buổi tọa đàm, trong phần phản biện, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đã nói thẳng rằng “tôi không tin vào con số 254 nghìn tỷ đồng bội chi”.

Trong năm qua, kinh tế Việt Nam đã có nhiều điểm sáng như ở môi trường kinh doanh hay các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhìn lại cả năm, vẫn phải thừa nhận rằng đâu đó vẫn có những điểm tối, mà trong số đó có những vấn đề cố hữu và trọng yếu, sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam không chỉ trong năm nay mà còn là nhiều năm về sau nữa.

Một trong số đó chính là vấn đề thâm hụt ngân sách. Đầu năm, Quốc hội đưa ra mục tiêu để bội chi ngân sách là 5% GDP. Cuối năm, tại buổi tọa đàm công bố tình hình kinh tế vĩ mô quý IV/2016 và cả năm, báo cáo của Viên Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chỉ ra con số đó là 5,64% GDP.

Cụ thể, báo cáo của VEPR đã chỉ rõ rằng bội chi ngân sách năm 2016 ước tính ở mức 5,64% GDP, tương đương 254 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách ước đạt 1.039 nghìn tỷ đồng và bằng 102,4% so với dự toán. Trong khi đó, chi ngân sách lên tới 1.293 nghìn tỷ đồng, tương đương 106,3% dự toán.

Ở phần nguồn thu, báo cáo đã viện một lý do “không may mắn” để lý giải cho việc nguồn thu sụt giảm so với năm ngoái. Đó chính là do ảnh hưởng của giá dầu thô giảm mạnh, qua đó đã khiến cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam có sự thay đổi đáng kể.

Cụ thể, tỷ trọng hai khoản mục thu từ dâu thô và thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh, từ mức 12,1% và 19,7% năm 2014 xuống còn 7,1% và 18,1% năm 2015, và năm nay là 4,0% và 16,6%.

Để bù đắp hụt thu, Chı́nh phủ buộc phải đẩy mạnh các nguồn thu khác như thu thuế bảo vê ̣môi trường (4,1%) và thu tiền sử dụng đất (8,3%). Còn nhớ trong hai năm 2014-2015, thu ngân sách từ hai nguồn này trong nửa đầu năm chı̉ chiếm khoảng 2,0% và 6,0% tổng thu NSNN.

Một vấn đề nữa đối với ngân sách là việc tỷ trọng chi dành cho đầu tư phát triển cũng đang có xu hướng giảm. Điều này cũng là dễ hiểu trong bối cảnh nguồn thu hạn hẹp, các khoản chi sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Theo đó, từ mức trung bình 29% chi NSNN giai đoạn 2001-2010, chi cho đầu tư phát triển đã giảm xuống còn 25,6% giai đoạn 2011-2015 và 20,1% ước tính năm 2016.

Trong khi chi cho đầu tư phát triển giảm thì các khoản chi thường xuyên lại được duy trì trên 70% chi NSNN kể từ 2011 cho tới nay. Cần nhắc lại là chi thường xuyên là các khoản có tính chất khác hẳn so với chi đầu tư phát triển, khi mà nó tập trung dành cho các đơn vị sư nghiệp nhà nước, chi cho hoạt động quản lý nhà nước hay cho an ninh quốc phòng.

Báo cáo VEPR sau những lập luận trên kết luận: “Điều này dẫn tới tình trạng thu ngân sách chỉ đủ cho các khoản chi thường xuyên. Do vậy, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển buộc phải sử dụng các nguồn vốn vay, dẫn tới tình trạng nợ công gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

Cần nhớ rằng, những con số thống kê ở trên được VEPR lấy ra từ dự báo về ngân sách năm 2016 của các cơ quan nhà nước, chứ chưa phải là con số thật sự. Con số cuối cùng sẽ chỉ có khi các khoản thu, chi được quyết toán cụ thể, một câu chuyện sẽ diễn ra vào tận 2 năm nữa.

Ngay trong buổi tọa đàm, trong phần phản biện, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đã nói thẳng rằng “tôi không tin vào con số 254 nghìn tỷ đồng bội chi”.

Nhìn vào mối quan hệ của những con số, ông Ánh đã đưa ra một lập luận "toán học" rằng: “Chi ngân sách và thu ngân sách đều tăng, trong đó chi ngân sách tăng mạnh hơn thu ngân sách. Mà chi ngân sách trừ đi thu ngân sách ra khoản bội chi. Vậy có lý gì mà nói năm nay bội chi đã giảm so với năm ngoái ? Về mặt toán học, tôi thấy những con số này không hợp lý”.

(Năm ngoái, mức bội chi của ngân sách Nhà nước ở mức 6,1% GDP, cao hơn nhiều mức 5,64% của năm nay)

Vượng Lê

Cùng chuyên mục
XEM