Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Sẽ không có một "cuộc dạo chơi lãng mạn" nào cho nền kinh tế Việt Nam 2017

17/01/2017 11:53 AM | Kinh tế vĩ mô

Tại buổi tọa đàm công bố tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 4 năm 2016 và cả năm, nhiều chuyên gia đã đưa ra nhiều lo ngại cho kinh tế Việt Nam trong năm 2017

Tại buổi tọa đàm công bố tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 4 năm 2016 và cả năm do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa tổ chức, nhiều chuyên gia nhấn mạnh vào những điểm sáng, nhưng cũng có không ít thách thức đang cản trở kinh tế Việt Nam phát triển.

Cụ thể, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, năm 2017 sẽ là một năm không dễ dàng, sẽ không có “cuộc dạo chơi lãng mạn” cho nền kinh tế Việt Nam cả.

Theo ông Doanh, nội lực chúng ta cần phải mạnh, để chuẩn bị đối phó với những cú sốc có thể xảy ra với nền kinh tế. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trong buổi tọa đàm cũng nhấn mạnh: “Chưa có năm nào, tình thế đòi hỏi kinh tế Việt Nam có nội lực mạnh như vào thời điểm này”.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cũng nhìn nhận năm 2017 Việt Nam cũng đối mặt gặp nhiều lực cản trong phát triển kinh tế và xã hội.

Tiễn Sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR thì cho rằng “tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam trong năm 2017. Do vậy, cần thận trọng ứng phó với những cú sốc mới”.

Ông này đã nhận đình về tình hình thế giới rằng chính việc FED tăng lãi suất sẽ có tác động đến kinh tế Việt Nam trong năm tới, mà một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự lên giá của đồng USD.

Trong khi đó, đồng Việt Nam hiện vẫn đang được neo giữ với USD sẽ có xu hướng tăng giá thực với các đồng còn lại. Điều này có thể gây ra những tác động tới hoạt động xuất khẩu và ảnh hưởng tới thâm hụt thương mại trong năm tới.

Ngoài ra, Việt Nam có thể phải tăng lãi suất tiền gửi để giúp giữ giá trị đồng Việt Nam và giữ tiền trong hệ thống ngân hàng, khi đồng USD tăng giá. Điều này có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng, từ đó dẫn tới một kịch bản dây chuyền. Chẳng hạn, giá bất động sản sẽ giảm hoặc tăng chậm hơn dự kiến, ảnh hưởng tới dòng tiền và vốn của DN làm bất động sản, rồi an sang hệ thống ngân hàng.

“Mặc dù điều này chưa xảy ra rõ ràng, nhưng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng cần lưu ý” - Tiễn Sỹ Thành khuyến nghị.

Hoặc việc các nước xuất khẩu dầu mỏ đạt được sự đồng thuận về việc cắt giảm sản lượng khai thác kể từ tháng 1/2017 cũng có tác động đến kinh tế Việt Nam. Dù việc này có thể làm lợi cho cán cân ngân sách nhưng giá dầu tăng trở lại cũng có thể tạo sức ép lên lạm phát trong trong nước.

Không những thế, VEPR cho rằng, ảnh hưởng của việc ông Donald Trump phản đối ký kết Hiệp định TPP có thể khiến làn sóng FDI vào Việt Nam suy giảm. Điều này có thể gây ra một số hệ luỵ nhất định, đòi hỏi Việt Nam phải có sự cải cách tốt hơn tạo động lực tăng trưởng.

Vượng Lê

Cùng chuyên mục
XEM