Chịu đựng 3 đời Tào gia, tới tận tuổi 70 mới tạo phản, Tư Mã Ý rốt cuộc là sợ cái gì?
Các cụ thường nói con người sống “thất thập cổ lai hi”, vì sao Tư Mã Ý tới cái độ tuổi này mới tạo phản? Rốt cuộc là vì sợ hay vì thực lực không đủ?
Từ loạn Khăn Vàng cuối thời Đông Hán, cho tới khi "tam gia quy Tấn", thời loạn Tam Quốc diễn ra trong gần trăm năm, thời kì này, lãnh thổ chia cắt, lãnh chúa nổi dậy, các nhân vật anh hùng xuất hiện không ngừng. Còn gia tộc Tư Mã Ý sở dĩ cuối cùng có thể thống nhất được thiên hạ, không thể tách rời nỗ lực của một người, đó là Tư Mã Ý.
Tư Mã Ý vốn dĩ là một thần tử Đông Hán, sau này trở thành thần tử dưới trướng Tào Tháo, tiếp sau đó nữa nhờ nhẫn nhịn được 3 đời nhà Tào Tháo mà trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng.
Các cụ thường nói con người sống "thất thập cổ lai hi", vì sao Tư Mã Ý tới cái độ tuổi này mới tạo phản? Rốt cuộc là vì sợ hay vì thực lực không đủ?
Liên quan tới Tư Mã Ý, rất nhiều dã sử đều có sự ghi chép, nói ông lúc trẻ đã từng để lộ dã tâm của mình, nổi tiếng nhất là "ưng thị lang cố", Tào Tháo lúc còn sống sớm đã nhận ra Tư Mã Ý là một mối đe dọa lớn. Sau này còn có cách nói "tam Mã đồng Tào", biểu thị Tư Mã Ý sẽ đoạt hoàng vị của Tào gia. Cũng chính vì những chuyện này mà Tư Mã Ý khi còn trẻ đã phải chịu sự phòng bị của những người nhà họ Tào, bản thân Tư Mã Ý cũng vì muốn bảo toàn cái mạng nhỏ của mình, không dám ho he, quá thể hiện, ngoan ngoãn góp sức cho chính quyền Tào Ngụy.
Nhân vật Tư Mã ý trên màn ảnh nhỏ
Thực ra, Tư Mã Ý khi còn trẻ dù có muốn "xuất đầu lộ diện" thì cũng e là không có cơ hội. Tào Tháo khi còn sống, mưu sĩ và mãnh tướng bên cạnh nhiều vô kể. Nói về mưu sĩ, Trình Dục, Tuân Úc, Giả Hủ... đều không phải những nhân vật tầm thường, mãnh tướng thì có Trương Liêu, Hứa Chử, Hạ Hầu Đôn... vừa trung thành vừa dũng mãnh, khả năng đánh trận khỏi phải bàn.
Tư Mã Ý khi đó vừa trẻ người chức quan lại thấp, đối với người như vậy, Tào Tháo còn chẳng thèm cho vào mắt, chứ đừng nói tới việc góp ý cho Tào Tháo, ngay cả tài năng của mình cũng còn chẳng "có đất dụng võ".
Người thực sự trọng dụng Tư Mã Ý phải kể đến là Tào Phi, vì trong cuộc chiến thừa kế giữa Tào Phi và Tào Thực, Tư Mã Ý đứng về phía Tào Phi. Tư Mã Ý cũng vì nghiêng về đúng bên mà tài năng có cơ hội được thể hiện. Khi đó, thiên hạ phân tranh không ngớt, một người chỉ khi nắm trong tay binh quyền mới được xem là nắm thực quyền. Tư Mã Ý dưới trướng Tào Phi tuy liên tục được thăng chức, trở thành trợ thủ đắc lực cho Tào Phi, nhưng quyền lực của ông chủ yếu chỉ ở mảng chính sự, không hề liên quan tới binh quyền. Binh quyền thực sự luôn nằm trong tay con cháu họ Tào và họ Hạ Hầu. Đối với Tào Phi mà nói, Tư Mã Ý dù thế nào cũng vẫn chỉ là người ngoài, không đáng tin bằng người nhà.
Nhân vật Tư Mã Ý trên màn ảnh nhỏ
Bản lĩnh lớn nhất của Tư Mã Ý chính là sống dai. Bình quân tuổi thọ của người lúc bấy giờ khá thấp, nhưng Tư Mã Ý lại rất thọ, thọ để chịu đựng rồi nhìn cả 3 đời nhà họ Tào từ Tào Tháo đến Tào Phi rồi Tào Duệ chết đi. Càng về sau, Tào Ngụy càng không có nhiều nhân tài có thể trọng dụng, lúc này, Tư Mã Ý mới bắt đầu dẫn binh, nắm trong tay một chút binh quyền.
Thái độ của Tào Duệ dành cho Tư Mã Ý không giống với Tào Tháo hay Tào Phi. Tào Tháo lúc còn sống căn bản không xem Tư Mã Ý ra gì, Tào Phi lúc tại vị rất biết ơn Tư Mã Ý tận tâm tận lực làm việc vì mình, đối xử rất tốt với Tư Mã Ý, ít nhất không xem Tư Mã Ý là loạn thần tặc tử mà đề phòng, nhưng tới Tào Duệ lại hoàn toàn khác, Tư Mã Ý là đại thần mà cha để lại phò tá mình, làm việc trong triều đã nhiều năm, có thể nói là nguyên lão tam triều, sau này còn nắm binh quyền trong tay, đối với người này, nhất định phải đề cao cảnh giác.
Vì vậy, khi làm việc dưới trướng Tào Duệ, Tư Mã Ý vô cùng cẩn thận, bởi lẽ Tào Duệ không phải một hôn quân, còn thế lực của bản thân trong triều cũng không đủ lớn mạnh. Tào Duệ có thể trọng dụng Tư Mã Ý, nhưng cũng có thể vào lúc mấu chốt đá Tư Mã Ý ra khỏi bàn cờ. Tuy nhiên, vận may của Tư Mã Ý cũng xem là khá tốt, Tào Ngụy khi đó thiếu thốn nhân tài, đem binh đánh trận lại là tài năng của Tư Mã Ý, vì vậy, Tào Duệ dù có đề phòng tới đâu cũng không thể không trọng dụng ông. Điều mấu chốt đó là, Tào Duệ là một hoàng đế đoản mệnh, tuổi còn trẻ đã ra đi, thọ bằng có một nửa Tư Mã Ý.
Nhân vật Tư Mã Ý trên màn ảnh nhỏ
Sau khi Tào Duệ mất, hoàng vị truyền lại cho Tào Phương, Tào Phương tuổi còn nhỏ, nhất định không thể xử lý triều chính, khi đó, đại quyền nằm trong tay đại tướng quân Tào Sảng, nhưng Tào Sảng lại chẳng phải một người túc trí đa mưu gì cho cam. Tư Mã Ý lúc này tuổi tuy đã cao, nhưng ông biết đây là cơ hội phản kích tuyệt vời nhất. Vậy là, Tư Mã Ý giả vờ nhượng bộ, để Tào Sảng mất cảnh giác, nhân lúc Tào Sảng và Tào Phương ra ngoài bái tế, đã phát động chính biến Cao Bình Lăng, một lần đoạt lấy toàn bộ chính quyền Tào Ngụy.
Tư Mã Ý lúc này đã là một ông già "thất thập cổ lai hi", thực ra thì, lúc trước ông không tạo phản, không phải vì không có dã tâm, mà bởi thực lực chưa đủ. Bất luận là Tào Tháo, Tào Phi hay Tào Duệ, đây đều không phải người tầm thường, chỉ cần họ vẫn còn sống, Tư Mã ý vẫn sẽ bị áp chế. Thứ mà Tư Mã Ý chờ đợi chính là một cơ hội, và cơ hội này lại chỉ tới khi ông đã già, vẫn may là Tư Mã Ý còn nắm bắt được cơ hội này trước khi rời khỏi cõi đời.