Tư Mã Ý trước khi đoạt quyền, âm thầm nuôi 3000 "tử sĩ", làm thế nào không bị phát hiện ra?
Công nguyên năm 249, Tư Mã Ý phát động chính biến, ông đem theo 3000 “tử sĩ”, khống chế kinh thành, ép Tào Sảng đầu hàng, lịch sử Trung Quốc gọi là “Sự biến lăng Cao Bình”.
Công nguyên năm 249, Tư Mã Ý phát động chính biến, ông đem theo 3000 "tử sĩ" (tức những dũng sĩ không sợ cái chết), khống chế kinh thành, ép Tào Sảng đầu hàng, lịch sử Trung Quốc gọi là "Sự biến lăng Cao Bình". Cuộc chính biến này đánh dấu cột mốc toàn bộ chính quyền Tào Ngụy rơi vào tay gia tộc Tư Mã, Tào gia trên thực tế đã mất đi quyền kiểm soát triều chính, trở thành một con rối của Tư Mã Ý. Nhưng, 3000 tử sĩ hoàn toàn không phải là một con số nhỏ, Tư Mã Ý rốt cuộc đã dùng cách gì để che mắt, thoát khỏi sự khống chế của hoàng đế?
Nhân vật Tư Mã Ý trên màn ảnh nhỏ
Thời điểm đó, pháp luật quốc gia quy định, âm thầm bồi dưỡng, tăng cường thế lực ngầm là tội chết, nếu phạm phải sẽ bị chu di cửu tộc, , còn Tư Mã Ý ngược lại lại dám ở trong thành Lạc Dương nghiêm ngặt, ngay dưới con mắt của hoàng đế xây dựng cho mình một đội quân hùng mạnh. Quyền lực quân sự của Tư Mã Ý tuy đã bị tước đoạt, nhưng nó không hề ảnh hưởng tới sức ảnh hưởng về mặt chính trị của ông.
Gia tộc Tư Mã dưới thời Đông Hán, Tào Ngụy là một gia tộc lớn, cha, ông, tổ phụ, tằng tổ phụ của Tư Mã Ý đều từng làm quan to trong triều, đến thời Tư Mã Ý, ông có 7 người huynh đệ, ông là thứ 2, tất cả đều là trụ cột quốc gia và có tiếng nói, quyền lực nhất định. Khi bị tước đi quân quyền, cũng là lúc Tư Mã Ý nhận thức ra được rằng mình phải có một thế lực vũ trang cho riêng mình, ông sắp xếp tất cả lực lượng vũ trang "tư nhân" của mình cải trang làm thành viên trong gia tộc, chẳng hạn như người canh phủ, làm vườn, nô bộc.... Đây chính là cách Tư Mã Ý thành lập quân đội riêng mà không hề bị phát hiện.
Tư Mã Ý dẫn theo 3000 tử sĩ khống chế hoàng cung, ép Quách hoàng hậu hạ chỉ đóng cổng thành. Cả hoàng thành đều rơi vào tay của Tư Mã Ý, Tư Mã Ý sau khi chiếm được hoàng cung, thâm giao của Tào Sảng là Hoàn Phạm tìm cách trốn ra khỏi thành, đem thông tin Tư Mã Ý phát động chính biến báo với Tào Sảng, khuyên Tào Sảng tập hợp, chiêu mộ quân đội kháng lại. Nhưng Tào Sảng do dự không quyết, cuối cùng từ bỏ phản kháng. Cứ như vậy, Tư Mã Ý đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh quyền lực giữa sĩ tộc và tông thất.