Chính phủ quốc gia đi đầu về phúc lợi xã hội ở châu Âu muốn người dân từ giờ hãy tự lo cho bản thân
Đan Mạch dự kiến cắt giảm thuế thu nhập và nâng mức lương tối thiểu cho người dân.
Khi 1 chính phủ châu Âu nâng tuổi trợ cấp và giảm phúc lợi xã hội , phần lớn lý do là bởi khủng hoảng tài chính. Nhưng đối với trường hợp của Đan Mạch thì lại hoàn toàn khác.
Hy Lạp, Ý và một số nước nợ công cao thường xuyên bị các nhà lãnh đạo ở Brussels thúc giục cắt giảm chi tiêu công hoặc đưa thúc đẩy thị trường lao động hiệu quả. Nhưng Ủy ban Liên minh châu Âu lại nói với Đan Mạch trong báo cáo gần đây nhất rằng: Các yếu tố cạnh tranh “không tập trung vào những thách thức lớn”, lực lượng lao động “vẫn mạnh mẽ”, và “rủi ro ảnh hưởng đến nền tài khóa ổn định của Đan Mạch trong ngắn, trung và dài hạn thấp”.
Theo Báo cáo hạnh phúc thế giới 2016 do Liên Hiệp Quốc công bố hôm 16-3, Đan Mạch vừa được bình chọn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Vậy tại sao quốc gia này lại cảm thấy cần thiết phải cắt giảm chương trình phúc lợi?
“Chúng tôi muốn thúc đẩy một xã hội mà người dân có thể dễ dàng tự hỗ trợ bản thân và gia đình của họ trước khi bàn giao một phần lớn tiền lương cho các quỹ xã hội”, Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen viết trong bản tuyên ngôn của ông.
Ông Rasmussen vẫn chưa đưa ra bất cứ một đề xuất cụ thể nào, nhưng công tác chuẩn bị nhìn chung đã hoàn tất. Biểu đồ dưới đây diễn tả dự báo về tình trạng ngân sách tiềm năng dựa trên kế hoạch cắt giảm thuế thu nhập xuống 5% và tăng lương tối thiểu lên trung bình 7% được đưa ra vào năm ngoái. Theo đó, trạng thái cân bằng ngân sách sẽ bị chậm hơn 5 năm trong khi thâm hụt tính theo % GDP vẫn ở mức có thể kiểm soát được.
Đây là phiên bản đã bị cắt giảm so với đề xuất ban đầu sau khi nó trở thành nạn nhân của một cuộc đấu tranh quyền lực giữa chính phủ và người ủng hộ lớn nhất của nó tại quốc hội – Đảng Lao động chống dân nhập cư Đan Mạch.
Để có thể cắt giảm thuế đòi hỏi chính phủ phải có nguồn thu cao hơn, chi tiêu thấp hơn hoặc cả hai. Chính phủ Đan Mạch thì tin rằng cách tốt nhất để học đạt được mục tiêu là có thêm nhiều người gia nhập thị trường lao động.
Tuy nhiên, Đan Mạch đã gần chạm tới mức 100% người ở độ tuổi lao động có việc làm (tỷ lệ thất nghiệp ở Đan Mạch vào tháng 12/2016 là 3,4%). Trong khi thu hút dân lao động nhập cư là vùng bất khả xâm phạm chính trị. Chính phủ Đan Mạch đã cho thi hành lệnh kiểm soát biên giới và siết chặt quy định sau cuộc khủng hoảng tị nạn năm 2015. Do đó, giải pháp hiển nhiên chính là thúc đẩy người trẻ tuổi và người già gia nhập thị trường lao động.
Những cải cách được chính phủ kế nhiệm ban hành trong vài năm qua đã chứng minh chắc chắn một điều rằng nền phúc lợi đắt đỏ của Đan Mạch sẽ duy trì ổn định trong tương lai, giáo sư kinh tế - cựu cố vấn chính phủ Torben M.Andersen nhận định.
Sau khi tăng tuổi nghỉ hưu từ 65 tuổi lên 67 tuổi, chính phủ nước này đang muốn tăng lên một mức nữa là 67,5 tuổi và tạo điều kiện cho sinh viên nhanh chóng có thể gia nhập thị trường lao động bằng công cụ nợ.