Chính phủ kiến tạo ra tay, tỷ giá có một năm 'sóng yên biển lặng'
Tỷ giá năm 2016 diễn biến ổn định nhất trong nhiều năm. Điều này đạt được là chính do bàn tay chính sách vững vàng và linh hoạt của Chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước
2016 là một năm mà một loạt các biến động lớn chưa từng có đã xảy đến với thế giới. Những sự kiện này đã tác động một cách sâu rộng tới từng “thành trì” của nền kinh tế thế giới như ở châu Âu, ở các nước mới nổi ở châu Á hay như ở châu Mỹ.
Hàng loạt các đồng tiền đã phải lao dốc với đà mạnh nhất sau nhiều năm. Trong số đó có thể kể đến đồng Bảng Anh xuống giá mạnh sau Brexit rồi đồng Euro xuống mức thấp nhất 14 năm, hay như đồng NDT xuống thấp nhất 8 năm so với USD. Thế nhưng, tiền đồng lại đã có một năm với diễn biến trái ngược.
Năm 2016 tuyệt nhiên những câu chuyện về “lướt sóng tỷ giá” hay “đầu cơ” đều không được tìm thấy. Đằng sau sự ổn định này không gì khác ngoài chính sự vững vàng trong điều hành chính sách tiền tệ của bộ máy Chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN).
2016- tỷ giá tưởng "khó" mà lại không "khó"
Đầu năm nay, có nhiều người lo lắng cho diễn biến của đồng VND. Cú sốc tiền tệ của Trung Quốc diễn ra hồi tháng 8/2015 kéo dài tới cuối năm 2015 đã gây sức ép cho một loạt các đồng tiền bao gồm VND phải giảm giá theo. Cùng với đó, những thông tin đồn đoán FED nâng lãi suất trong năm đã khiến nhiều tổ chức dự đoán rằng trong năm 2016, VND có thể bị giảm giá từ 5% - 7%.
Nhưng rút cục, diễn biến tiền tệ trong năm đã “yên bình” hơn dự đoán rất nhiều.
Theo một chuyên gia nhận định về thị trường tiền tệ Việt Nam năm nay thì “năm 2016 đã không có một đợt sốt lớn nào. Thị trường ngoại tệ luôn trong tình trạng thanh khoản đầy đủ, không sốt ảo, tâm lý bầy đàn giống như nhiều năm trước đây, muốn mua USD là mua được, miễn là có hợp đồng giấy tờ đầy đủ. Thị trường tự do cũng không hề hỗn loạn và chẳng có cớ gì để loạn khi nhu cầu của DN được đáp ứng”.
Thật vậy, nếu nhìn vào các biểu đồ thì có thể thấy tỷ giá USD/VND đã chứng kiến 6 tháng đầu năm lặng sóng, rất ổn định, khác xa với những biến động thất thường trong các năm trước đó. Tính từ thời điểm 31/12/2015 cho đến ngày 30/6/2016, giá trị VNĐ chỉ tăng khoảng 0,8%.
Diễn biến VND tính đến giữa năm
Trong những tháng cuối năm, thị trường ngoại tệ cũng chỉ chứng kiến đúng 2 đợt tăng giá trên thị trường chợ đen: một là vào cuối tháng 8 khi tỷ giá USD/VND được đẩy cao lên đến 22.950 đồng và hai là trong tuần đầu tháng 12 khi mà USD tự do có lúc lên tới 23.350 đồng. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà giá tăng vọt đều là rất ngắn, có lần chỉ kéo dài 1-2 tiếng đồng hồ.
Ngược lại, ở nguồn bán ra ngoại tệ chính thống, tỷ giá tại các ngân hàng thời điểm cao nhất cũng chỉ ở quanh mức 22.700-22.800 đồng. Hơn nữa, tại những thời điểm tỷ giá lên cao này, NHNN thường xuyên phát đi tín hiệu về cung cầu ngoại tệ ổn định và sẽ sẵn sàng bán USD ra nếu các NHTM có nhu cầu mua.
Để khẳng định về tính ổn định của VND trong năm 2016, vị chuyên gia nói trên nhận xét thêm: “Ngày xưa, cứ cuối năm là có hiện tượng liên kết nhau đầu cơ, mà tất nhiên không phải là người dân thường bởi có tiền đâu mà đầu cơ triệu đô. Năm nay thì khác, rất ổn. Thị trường ổn định và khi có dấu hiệu đầu cơ là bị dập tắt luôn”.
Khi Chính phủ và NHNN vững tay chèo
Vậy tại sao VND lại đã có một năm yên ắng, ổn định khác hẳn nhiều năm đến như vậy ? Câu trả lời chính là ở hàng loạt các chính sách tiện tệ linh hoạt đã được NHNN triệt để áp dụng ngay từ đầu năm.
Đầu tiên, ngay từ đầu năm 2016, NHNN đã áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm xác định theo ngày, linh hoạt theo 8 đồng tiền trong rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ và đầu lớn vào thị trường Việt Nam chứ không chỉ "neo" vào đô la Mỹ như trước đây.
Một ví dụ phải kể đến như ở sự kiện Brexit hồi tháng 6 khi nước Anh quyết định rời Liên minh Châu Âu. Sự kiện chấn động đã ngay lập tức gây tác động lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Còn nhớ, chỉ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ chiều ngày 18/6 sau khi kết quả Brexit được công bố, đà bán tháo mạnh mẽ đã khiến sắc đỏ phủ khắp thị trường chứng khoán Việt Nam. Thế nhưng, trong cả thời điểm đó cho đến tận hết tháng, VND vẫn chỉ tăng giá vẻn vẹn 1%.
Một chính sách nữa mà NHNN đã áp dụng rất thành công là việc buộc các doanh nghiệp phải giao dịch USD kỳ hạn với thời điểm thanh toán sau 3 ngày. Cùng với đó NHNN cũng tích cực tham gia bán hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại. Tất cả những chính sách này đã giúp thị trường giảm được áp lực cầu tỷ giá dồn vào một thời điểm, qua đó toàn bộ thị trường tiền tệ và ngoại hối đã đạt được sự cân bằng trong cả năm, hầu không có lúc nào nguồn cung hay nguồn cầu tăng trưởng nóng cả.
Chưa hết, VND đạt được sự ổn định trái ngược với sự hỗn loạn của các đồng tiền khác thế giới còn do chính sách nhất quán đảm bảo giá trị của đồng tiền VND. Phải nói rằng, chính sách này vào thời điểm nó được nói tới chính là thông điệp đanh thép nhất thể hiện kỳ vọng của Chính phủ sẽ làm tỷ giá bình ổn trong năm.
Trong cả năm, chính phủ luôn đặt mục tiêu chống lạm phát lên hàng ưu tiên, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn thường xuyên đứng ở mức tương đối an toàn. Để tránh tình trạng USD hóa, NHNN cũng quyết định đưa lãi suất tiền gửi về 0%.
Cùng với đó, việc nền kinh tế trong năm có nhiều điểm sáng, đặc biệt là dữ trự ngoại hối cao, cũng đã đóng góp phần đáng kể vào một năm tỷ giá ổn định.
Năm nay, chúng ta đã đạt được thặng dư về cán cân thanh toán làm một lượng ngoại tệ lớn hơn mọi năm đã được chuyển đổi sang đồng VND. NHNN qua đó đã mua được một lượng lớn ngoại tệ, nâng dự trự trữ ngoại hối lên vượt mốc 41 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Có 41 tỷ USD ngoại hối này nguồn cung vững chắc có thể cung ứng ra cho thị trường nếu vào những thời điểm sốt nóng" như hồi FED công bố tăng lãi suất, Brexit diễn ra, hay vào thời điểm cuối năm khi cầu ngoại tệ lên cao. NHNN đã rất tự tin rằng có thể sẵn sàng bán USD ra bất cứ lúc nào cho các ngân hàng thương mại nếu nhu cầu thị trường tăng cao.