Tỷ giá USD tăng 1% sẽ làm Vietnam Airlines giảm lãi 1.100 tỷ

06/01/2017 11:19 AM | Kinh doanh

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng thực hiện nghiệp vụ Bán và thuê lại (Sales and Lease back) nhưng không hạch toán vào bảng cân đối kế toán như Vietjet.

Công bố mới đây của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN ), Tổng doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines và các công ty thành viên năm 2016 ước đạt trên 76.000 tỷ đồng, tăng hơn 10% và lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt gần 2.500 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ và vượt 7% kế hoạch năm.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2016 thì lợi nhuận trước thuế 9 tháng của hãng hàng không này lên tới 2.885 tỷ đồng.

Như vậy nhiều khả năng Vietnam Airlines đã lỗ khoảng 400 tỷ đồng trong quý 4/2016. Tổng công ty này chưa có lời giải thích nào nhưng theo nhiều ý kiến, có thể VNA đã lỗ tỷ giá.

USD tăng 1%, Vietnam Airlines sẽ lỗ 1.100 tỷ đồng tỷ giá

Theo báo cáo phân tích mới nhất của CTCK BSC, rủi ro tỷ giá vẫn luôn là yếu tố đáng ngại đối với Vietnam Airlines bởi lẽ 70% chi phí được chi trả bằng tiền USD trong khi chỉ có 10-15% nguồn thu là bằng đồng ngoại tệ này. Với 880 triệu USD vay nợ tại cuối tháng 6/2016, Tổng công ty chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro nào.

Hiện nay, Tổng công ty chỉ thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngắn hạn (dưới 3 tháng) cho những khoản chi phí chắc chắn như chi phí thuê máy bay, chi phí trả nợ vay.

Tại ngày 30/06/2016, Tổng công ty đang có khoảng 2,5 tỷ USD gốc vay dài hạn bằng USD tương ứng với mỗi 1% tăng lên của đồng USD dẫn đến khoảng 1.100 tỷ đồng lỗ tỷ giá từ gốc nợ vay.

Tăng trưởng tài sản của VNA thấp hơn Vietjet rất nhiều, nhưng đằng sau đó là gì?

BSC đánh giá, tình hình tài chính của VNA nhìn chung có nhiều chuyển biến tích cực. Các chỉ số tài chính đều có sự cải thiện và c

Công bố mới đây của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN ), Tổng doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines và các công ty thành viên năm 2016 ước đạt trên 76.000 tỷ đồng, tăng hơn 10% và lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt gần 2.500 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ và vượt 7% kế hoạch năm.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2016 thì lợi nhuận trước thuế 9 tháng của hãng hàng không này lên tới 2.885 tỷ đồng.

Như vậy nhiều khả năng Vietnam Airlines đã lỗ khoảng 400 tỷ đồng trong quý 4/2016. Tổng công ty này chưa có lời giải thích nào nhưng theo nhiều ý kiến, có thể VNA đã lỗ tỷ giá.

USD tăng 1%, Vietnam Airlines sẽ lỗ 1.100 tỷ đồng tỷ giá

Theo báo cáo phân tích mới nhất của CTCK BSC, rủi ro tỷ giá vẫn luôn là yếu tố đáng ngại đối với Vietnam Airlines bởi lẽ 70% chi phí được chi trả bằng tiền USD trong khi chỉ có 10-15% nguồn thu là bằng đồng ngoại tệ này. Với 880 triệu USD vay nợ tại cuối tháng 6/2016, Tổng công ty chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro nào.

Hiện nay, Tổng công ty chỉ thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngắn hạn (dưới 3 tháng) cho những khoản chi phí chắc chắn như chi phí thuê máy bay, chi phí trả nợ vay.

Tại ngày 30/06/2016, Tổng công ty đang có khoảng 2,5 tỷ USD gốc vay dài hạn bằng USD tương ứng với mỗi 1% tăng lên của đồng USD dẫn đến khoảng 1.100 tỷ đồng lỗ tỷ giá từ gốc nợ vay.

VNA cũng thực hiện nghiệp vụ Bán và thuê lại (Sales and Lease back)

BSC đánh giá, tình hình tài chính của VNA nhìn chung có nhiều chuyển biến tích cực. Các chỉ số tài chính đều có sự cải thiện và chủ yếu đến từ yếu tố khách quan như giá dầu, sản lượng ngành hàng không tăng nhanh. Nhưng đặc biệt, chính sách tài trợ vốn cho máy bay dưới hình thức Sales and Lease back giúp cải thiện cơ cấu vốn.

Trong năm qua, VNA đã mua thêm 3 máy bay A321 sở hữu và 4 máy bay B787 thuê tài chính, làm giá trị tài sản cố định tăng thêm gần 16 nghìn tỷ đồng.

Theo BSC thì VNA cũng thực hiện nghiệp vụ Bán và thuê lại (Sales and Lease back) nhưng không hạch toán vào bảng cân đối kế toán (tương tự như Vietjet). Hình thức Sales and Lease back là một nghiệp vụ tài chính phổ biến đối với các hãng hàng không trên thế giới, giúp giảm áp lực nợ vay, cân đối dòng tiền và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo số lượng tàu bay cần thiết cho hoạt động vận tải.

Theo BSC, về kế toán, những khoản cam kết thuê lại này thuộc nhóm thuê hoạt động và sẽ không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán.

BSC đánh giá, tỷ trọng nợ vay dài hạn của VNA dự kiến sẽ giảm trong 2017 sau khi VNA bán đi 4 chiếc máy bay B777 đồng thời, một số tàu bay lớn nhận về trong thời gian tới sẽ được thực hiện dưới hình thức Bán và thuê lại (Sales and Lease back).

hủ yếu đến từ yếu tố khách quan như giá dầu, sản lượng ngành hàng không tăng nhanh. Nhưng đặc biệt, chính sách tài trợ vốn cho máy bay dưới hình thức Sales and Lease back giúp cải thiện cơ cấu vốn.

Trong năm qua, VNA đã mua thêm 3 máy bay A321 sở hữu và 4 máy bay B787 thuê tài chính, làm giá trị tài sản cố định tăng thêm gần 16 nghìn tỷ đồng. So sánh trực quan, tăng trưởng tài sản của VNA chỉ bằng ½ của Vietjet, nhưng đằng sau đó là gì?

Theo BSC thì VNA cũng thực hiện nghiệp vụ Bán và thuê lại (Sales and Lease back) nhưng không hạch toán vào bảng cân đối kế toán như Vietjet. Hình thức Sales and Lease back là một nghiệp vụ tài chính phổ biến đối với các hãng hàng không trên thế giới, giúp giảm áp lực nợ vay, cân đối dòng tiền và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo số lượng tàu bay cần thiết cho hoạt động vận tải.

Theo BSC, về kế toán, những khoản cam kết thuê lại này thuộc nhóm thuê hoạt động và sẽ không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán.

BSC đánh giá, tỷ trọng nợ vay dài hạn của VNA dự kiến sẽ giảm trong 2017 sau khi VNA bán đi 4 chiếc máy bay B777 đồng thời, một số tàu bay lớn nhận về trong thời gian tới sẽ được thực hiện dưới hình thức Bán và thuê lại (Sales and Lease back) và sẽ không thể hiện trong bảng cân đối kế toán như Vietjet.

Theo Minh Châu

Cùng chuyên mục
XEM