Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang: ASEAN chịu tác động ra sao?

19/09/2018 11:07 AM | Kinh tế vĩ mô

Thuế Mỹ đánh vào thép, nhôm có thể là một tin vui với các nước đang trong quá trình xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng đầy tham vọng bởi giá sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên, khi cuộc chiến thương mại lan rộng thì lại là chuyện khác.

Thuế Mỹ đánh vào thép sẽ khiến các nhà xuất khẩu thép toàn cầu tìm kiếm thị trường ở các quốc gia khác. Trung Quốc chiếm khoảng 2,9% giá trị nhập khẩu thép của Mỹ - khoảng 1 triệu tấn thép. Nếu chính quyền Trump đánh thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc – thì các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ tìm đến thị trường ASEAN để thay thế cho thị trường ở Mỹ.

Roberto Cola - Phó chủ tịch Hội đồng sắt thép ASEAN, tin rằng điều này có lợi cho ASEAN. Ông nói: "Sẽ có sự dư cung trong khu vực khiến giá giảm, có lợi cho người tiêu dùng". Đây sẽ là tin tốt cho các nước như Indonesia và Philippines. Cả hai đang trong quá trình xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng đầy tham vọng. Thép và nhôm rẻ hơn có thể tiết kiệm đáng kể cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Thép và nhôm rẻ hơn là một hiệu ứng rất tích cực, nhưng một cuộc chiến thương mại với quy mô rộng hơn có thể biến thành thảm họa cho hoạt động xuất khẩu của ASEAN. Trung Quốc đã đề xuất các biện pháp đáp trả. Trước đó, Trung Quốc cho biết họ sẽ trả đũa mức thuế 200 tỷ đô la của Trump bằng cách áp đặt các khoản thuế trị giá 60 tỷ đô la Mỹ từ hàng, hóa khí thiên nhiên hóa lỏng đến máy bay.

Kiểu chiến tranh thương mại này là thứ mà các quốc gia ASEAN không hề mong muốn xảy ra. Các mức thuế trả đũa được đề xuất của Bắc Kinh đang ở giai đoạn đầu. Nhưng nếu Trung Quốc áp đặt mức thuế cùng cách Trump đã làm, một số quốc gia ASEAN sẽ bị ảnh hưởng.

Ngành xuất khẩu hàng điện tử Philippines và xuất khẩu khai thác của Indonesia có thể bị ảnh hưởng. Xuất khẩu chiếm 71% nền kinh tế của Malaysia. Thuế quan có thể khiến họ mất thêm một khoản chi phí nhập khẩu khổng lồ vào quy trình phân phối. Nếu xuất khẩu giảm, nó sẽ có tác khủng khiếp đối với nền kinh tế của quốc gia này.

Làm gì dể tự bảo vệ?  

Cách duy nhất để đứng vững trước một cuộc chiến thương mại và bảo vệ xuất khẩu là thông qua hội nhập kinh tế. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ duy trì thương mại tự do thuế quan với các thị trường nước ngoài. Các quốc gia ASEAN sẽ tránh được việc phải trả thuế quan quốc tế bằng cách thương lượng với nhiều FTA hơn.

Ví dụ, Singapore nên ở một vị trí chủ chốt để tránh sự sụp đổ của một cuộc chiến thương mại. Đây là một phần của Thỏa thuận hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nó cũng là một phần của các cuộc đàm phán Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Cũng có một vài cơ hội đã mở ra trong thời kỳ bất ổn này. Đó là cơ hội để thúc đẩy các cuộc đàm phán FTA. Canada và EU đều tỏ ra quan tâm đến sự tiến bộ nhanh chóng với các cuộc đàm phán FTA. Cả hai hiện được miễn thuế tạm thời theo chính sách thuế quan của Trump. Tuy nhiên, họ có thể bị ảnh hưởng bởi thuế quan trả đũa đến từ Trung Quốc và các nước khác.

ASEAN có thể tận dụng sự bất ổn để nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán FTA này. Sau khi hoàn thành, ASEAN sẽ là nơi trú ẩn tốt để tránh cơn bão chiến tranh thương mại. ASEAN sẽ có các đối tác thương mại mạnh và được hưởng thuế quan miễn phí với các thị trường lớn. Có thể điều đó là không đủ để làm chệch hướng cơn bão cũng như giảm thiểu tất cả các thiệt hại, nhưng sẽ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro và thiệt hại mà ASEAN có thể gặp phải.

Theo Nguyễn Thái Quỳnh Trang

Cùng chuyên mục
XEM