Chiến lược đề xuất tăng lương với cấp trên “bách phát bách trúng”, hãy áp dụng ngay cho năm mới!
Chiến lược 3 bước này là cách tốt nhất để bạn yêu cầu được tăng lương!
Chắc chắn, việc đặt vấn đề với sếp để được tăng lương sẽ luôn là một điều gì có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng căng thẳng. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều câu hỏi như: "Bạn nên chọn thời điểm nào để nói chuyện với sếp? Mức tăng lương bao nhiêu là phù hợp? Bạn sẽ yêu cầu một khoản tiền tăng thêm cố định hay tùy thuộc vào sự quyết định của sếp?
Tác giả Suzy Welch nói rằng: "Nếu bạn có thể thiết lập nên một kế hoạch tăng lương phù hợp, thì chắc chắn, vấn đề này sẽ không phải là một điều gì đó quá nghiêm trọng đối với các bạn đâu"
"Vậy, trong trường hợp bạn phải đối mặt với rất nhiều những sự cạnh tranh và sếp của bạn có ngân sách hạn chế, bạn sẽ làm cách nào để được sếp lắng nghe, thấu hiểu và đồng ý tăng lương cho bạn?"
Welch đã chia sẻ giải pháp cho câu hỏi này như sau: "Chìa khóa cho câu hỏi này chính là, bạn hãy dùng những thành tựu mà mình có thể đạt được để đặt vấn đề với sếp của bạn". Bất kể người lao động nào hiện đang có ý định yêu cầu sếp tăng lương hãy làm theo 3 bước sau:
1. Xác định thời điểm phù hợp để đặt vấn đề tăng lương với sếp của mình.
Trước khi yêu cầu một mức lương cao hơn, Welch nói rằng, bạn hãy cân nhắc và tự hỏi bản thân những câu hỏi như sau:
● Gần đây bạn có nhận được đánh giá tích cực về hiệu suất công việc của bạn không?
● Bạn đã đạt được những thành tựu lớn nào hay bạn đã được giao phó nhiều công việc quan trọng hơn chưa?
● Bạn có tự tin rằng công ty của bạn sẽ vẫn đảm bảo được tình hình tài chính nếu tăng lương cho bạn không?
● Bạn có biết mức lương hiện tại của mình có cao hơn hoặc thấp hơn so với mức lương trung bình của thị trường không?
Việc tự hỏi bản thân những câu hỏi này sẽ giúp bạn tránh đưa ra những yêu cầu tăng lương kiểu bốc đồng và thiếu kiến thức, đối với sếp của bạn. Welch nhận định: "Những câu hỏi theo kiểu nóng nảy và mang đầy tâm lý phẫn nộ hầu như sẽ chẳng mang lại được bất kỳ kết quả tốt đẹp nào cả!".
2. Chứng minh rằng bạn xứng đáng được tăng lương
Bước tiếp theo là hãy lên lịch và xin sếp một cuộc họp để bàn về vấn đề này. Bạn có thể nhắn với sếp rằng: "Tôi muốn có một cuộc thảo luận nghiêm túc với sếp về vấn đề này".
Trong cuộc họp này, hãy nhớ thể hiện cho sếp thấy rằng, bạn đã chuẩn bị cho nó kỹ như thế nào. Hãy mang theo đầy đủ các tài liệu cần thiết để giải thích lý do tại sao bạn nên được tăng lương. Welch nói rằng: "Tại thời điểm này, bạn cũng giống như là một luật sư thực thụ vậy" "Hãy chứng minh giá trị của mình cho doanh nghiệp bằng những thành tựu và kết quả công việc mà bạn đã làm được"
Nếu bạn đang yêu cầu sếp trả thêm cho bạn một khoản tiền xác định thì hãy tìm hiểu và cân nhắc kỹ xem, mức lương mà bạn đang nhận và mức lương trung bình của thị trường có phù hợp không. Ngoài ra, nếu nhu cầu tăng lương của bạn liên quan đến những vấn đề cá nhân, đại loại như bạn đang vay tiền thế chấp hoặc đang trả góp cho chiếc xe mới của bạn chẳng hạn, thì Welch khuyên rằng bạn nên loại tất cả những lý do đó ra khỏi cuộc trò chuyện này
Welch nhận định: "Bạn nên tập trung trình bày những lý do khiến bạn xứng đáng được tăng lương, chứ đừng trình bày những lý do tại sao bạn lại cần có được khoản tiền lương tăng thêm đó"
3. Hãy thiết lập khung thời gian cho lần thỏa thuận tăng lương tiếp theo
Sau cuộc họp đầu tiên, hiếm khi sếp của bạn sẽ trả lời yêu cầu của bạn ngay lập tức. Để đảm bảo rằng bạn sẽ chắc chắn có được câu trả lời cho lời đề nghị này, Welch khuyên rằng bạn nên kết thúc cuộc họp của mình bằng cách đặt câu hỏi với sếp để hỏi rõ xem, khi nào thì bạn có thể nhận được phản hồi từ sếp.
Welch nói thêm: "Nếu bạn nghĩ rằng việc yêu cầu tăng lương là một cuộc trò chuyện rất khó xử, thì việc bạn không biết được khi nào thì bạn có được câu trả lời sẽ còn khiến bạn cảm thấy áp lực nhiều hơn nữa".
Và cuối cùng, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho tất cả mọi kịch bản có thể xảy ra sau cuộc đối thoại này. Việc ứng biến sẽ không bao giờ là một ý tưởng hoàn hảo nhất. Để tăng cơ hội nhận được kết quả như bạn mong muốn, hãy bám sát kế hoạch và thực hiện nó một cách đầy đủ nhất.