Chỉ nhờ cốc trà sữa giá chưa tới 1 USD, lần đầu tiên Mixue trở thành chuỗi F&B lớn thứ 4 thế giới, đe dọa soán ngôi Starbucks

08/03/2024 15:24 PM | Kinh doanh

Mixue được xem là thương hiệu Trung Quốc đầu tiên lọt vào Top 5 chuỗi F&B lớn nhất thế giới - nơi vốn được thống trị bởi các thương hiệu đến từ Mỹ.

Theo số liệu thống kê từ Momentum Works, Mixue đã trở thành chuỗi F&B lớn thứ tư thế giới. Với khoảng 36.000 cửa hàng trên toàn thế giới, quy mô của Mixue đã vượt qua KFC (29.000 cửa hàng), chỉ xếp sau McDonald's (42.175 cửa hàng), Starbucks (38.038 cửa hàng) và Subway (36.592 cửa hàng). Mixue cũng được xem là thương hiệu Trung Quốc đầu tiên lọt vào Top 5 chuỗi F&B lớn nhất - nơi vốn được thống trị bởi các thương hiệu đến từ Mỹ. 

Của rẻ không còn là "của ôi": Chỉ nhờ cốc trà sữa giá chưa tới 1 USD, lần đầu tiên Mixue trở thành chuỗi F&B lớn thứ 4 thế giới, đe dọa soán ngôi Starbucks - Ảnh 1.

Quy mô cửa hàng của các chuỗi F&B lớn nhất thế giới hiện nay (Nguồn: Momentum Works)

Trong vòng một thập kỷ qua, đặc biệt từ 2017 đến nay, nếu như Subway chứng kiến sự suy giảm về quy mô, còn Starbucks, McDonald's, Domino's hay Burger King duy trì mức tăng quy mô cửa hàng khá ổn định thì đồ thị của Mixue dốc hơn cả. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ như vậy, Mixue có thể vượt qua McDonald's chỉ sau 1-2 năm nữa. 

Ảnh chụp Màn hình 2024-03-08 lúc 15.04.38.png

Tốc độ tăng trưởng quy mô cửa hàng của Mixue vượt trội hơn hẳn so với các chuỗi còn lại (Nguồn: Momentum Works)

Hiện nay, hơn 32.000 cửa hàng của Mixue đặt tại quê nhà Trung Quốc, số còn lại chủ yếu tập trung ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên mà Mixue vươn tới vào năm 2018. Với khoảng 1.000 cửa hàng phủ sóng khắp các tỉnh, Việt Nam là thị trường nước ngoài có số cửa hàng lớn thứ hai của Mixue tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia (khoảng 2.800 điểm). 

Tại Trung Quốc, Mixue cũng chiếm thị phần vượt trội về cả GMV và số lượng ly nước bán ra. Theo Momentum Works, trong thị trường rất phân mảnh và cạnh tranh như Trung Quốc, Mixue đã sở hữu 11,2% thị phần GMV, trong khi Luckin Coffee là 7,4%, Starbucks là 6,2%. Về số lượng ly bán ra, Mixue cũng chiếm tới 32,7% thị phần, còn các chuỗi lớn khác không có ai chiếm được tới 10%. 

Chuỗi kem và trà sữa giá rẻ Mixue chạm mốc 1.000 cửa hàng tại Việt Nam:  Bằng tổng Highland Coffee, Phúc Long, The Coffee House, Trung Nguyên Legend  cộng lại

Tuy nhiên, Momentum Works nhận định: "Mixue là một công ty về chuỗi cung ứng hơn là một doanh nghiệp F&B. Mixue định vị mình là thương hiệu đồ uống mới chất lượng cao, đáng giá tiền, với các sản phẩm thường có giá khoảng hoặc dưới 1 USD. Không giống như hầu hết các thương hiệu nhượng quyền F&B chủ yếu kiếm tiền từ tiền bản quyền và chia sẻ lợi nhuận, Mixue chủ yếu hoạt động như một công ty chuỗi cung ứng, coi việc bán nguyên liệu và thiết bị cho các bên nhận quyền là nguồn doanh thu chính". 

Năm 2022, Mixue đạt tổng doanh thu 1,9 tỷ USD. Sau 9 tháng đầu năm 2023, con số này là 2,16 tỷ USD. Trong đó, đóng góp chính không phải là những ly trà sữa hay kem. 98% doanh thu đến từ việc bán, cung cấp nguyên vật liệu chiếm tới. Mô hình kinh doanh và cơ cấu doanh thu này khác biệt hoàn toàn so với Starbucks, Luckin Coffee hay McDonald's. 

Đằng sau hơn 36.000 cửa hàng, công ty mẹ sở hữu thương hiệu Mixue còn xây dựng được mạng lưới cung ứng toàn cầu, 5 nhà máy sản xuất và hệ thống kho vận, mạng lưới phân phối của riêng mình.

Dù quy mô đã tiệm cận với Starbucks nhưng doanh thu của Mixue so với hãng cà phê này chỉ như khoản tiền lẻ. Năm 2022, tổng doanh thu của Starbucks toàn cầu đạt 32,25 tỷ USD, trong khi năm 2023 là 36,687 tỷ USD. 

Hoàng Thùy

Cùng chuyên mục
XEM