Câu chuyện thú vị về "Starbucks của Hàn Quốc" - Paris Baguette với tham vọng toàn cầu hóa

19/08/2016 09:05 AM | Kinh doanh

Lướt qua cửa sổ của bất kỳ cửa hàng nào, bạn sẽ phải dừng lại một chút để cảm nhận hương vị đặc trưng của bánh mỳ tươi mới nướng xong, cùng kệ hàng đầy bánh sừng bò, bánh kem và bánh ngọt.

Đây không phải những thứ điển hình khi mà chúng ta nghĩ về một hiệu bánh từ Hàn Quốc, mà là một góc đặc trưng phong cách xuất khẩu của Pháp.

Vào năm 1988, doanh nhân Hur Young-in mở cửa hàng Paris Baguette Café đầu tiên tại Seoul để rồi phát triển thành phiên bản Hàn Quốc của Starbucks, với 3.300 cửa hàng nhượng quyền tại quê nhà. Giờ đây họ đang sẵn sàng mở rộng toàn cầu, với mục tiêu hơn 12.000 cửa hàng vào năm 2030. Pháp là một trong những quốc gia đầu tiên được nhắm đến: Paris Baguette's Parisian được ra mắt vào 2014.

Tiệm café hiện đã có 43 cửa hàng cùng với 3 đơn vị nhượng quyền tại Mỹ và dự tính mở thêm 21 cửa hàng vào năm nay, 350 cửa hàng vào 2020. Họ có đủ khả năng?

Larry Sidoti nghĩ là có, ông là giám đốc phát triển của công ty. Ông từng giúp mở rộng theo hướng nhượng quyền thương mại cho Ruby's Diner và Yogurtland, hiện là người chịu trách nhiệm mở rộng cho Paris Baguette's American. "Cho đến nay công ty luôn hoàn thành tốt mọi mục tiêu nó từng đề ra" - ông nói thêm.

Giả sử tôi chưa từng biết đến thương hiệu Paris Baguette. Vậy ông sẽ làm thế nào để mở hằng ngàn cửa hàng tại Mỹ trong 10 năm tới?

Có một sự thật là cộng đồng người Hàn và châu Á đang phát triển rất nhanh chóng tại Mỹ, vậy nên cầu cho thị trường này đối với Paris Baguette đang rất mạnh. Chúng tôi cho rằng khi đã phục vụ tốt cho ngách thị trường đó thì sẽ thêm nhiều thị trường mới sẽ làm quen với thương hiệu của chúng tôi, và họ sẽ chào đón nồng nhiệt nó. Chúng tôi đã trở thành trào lưu ở Bờ Đông rồi đó. Một khi đạt con số 350 cửa hàng, chúng tôi sẽ bùng nổ nhanh chóng.

Công ty có cần phải thay đổi phong cách nấu ăn riêng cho thị trường Mỹ không?

Suy nghĩ ban đầu của chúng tôi là không. Bánh ngọt của chúng tôi nhẹ hơn và bông hơn so với bánh ngọt của Mỹ. Hai phong cách khác nhau. Vậy nên chúng tôi quyết định con đường thành công bằng cách giữ nguyên bản sắc riêng của tiệm bánh. Cố giống người khác sẽ chỉ kéo mọi thứ xuống mà thôi.

Những tiêu chí nào giúp ông chọn lựa đúng đắn đơn vị công ty sẽ nhượng quyền?

Hầu hết là những bên đến từ cộng đồng người Mỹ gốc Á, tuy nhiên khi thương hiệu nổi tiếng hơn thì chúng tôi sẽ cần những đơn vị có khả năng phục vụ đa dạng và phát triển địa điểm tốt cùng với những trải nghiệm hiếu khách. Mọi thứ thực sự rất điên rồ: Tôi đã từng ngồi họp với những bên đợi được Paris Baguette nhượng quyền đến sáu năm nay. Thật sự họ đã có thể đầu tư vào nhiều nơi khác, nên thật sự có điều gì đó mới khiến họ phải chờ đợi lâu đến như vậy.

Vậy ông có nghĩ là mình đang cạnh tranh căng thẳng với Starbucks?

Chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành Starbucks đâu. Cà phê chỉ đóng góp 20 đến 25% vai trò trong công việc kinh doanh của chúng tôi, vậy nên chúng tôi không thực sự cạnh tranh với họ. Tuy nhiên tôi có niềm tin mạnh mẽ vào quan hệ hiệp trợ lẫn nhau. Thương hiệu của chúng tôi sẽ thu hút thêm khách hàng đến một khu vực nhất định, vậy nên chúng tôi không chỉ sẽ cùng tồn tại với những cửa hàng như Starbucks mà còn giúp tăng lượng khách hàng vào tiệm cho nhau nữa.

Nhật Anh

Cùng chuyên mục
XEM