World Cup: Trò kinh doanh ‘bẩn’ đằng sau những pha bóng đỉnh cao

29/05/2015 16:58 PM | Kinh doanh

Việc những sai phạm tại FIFA bị phanh phui khiến nhiều người đặt câu hỏi về những trò kinh doanh mờ ám đằng sau sự kiện bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh là World Cup.

Nội dung nổi bật:

- Mới đây, 6 quan chức cấp cao của FIFA đã bị bắt, nhiều quan chức đang đương nhiệm và cựu quan chức của tổ chức này bị điều tra với nghi vấn gian lận và nhận hối lộ tổng cộng hơn 100 triệu USD.

- Sai phạm này làm dấy lên nhiều câu hỏi về những trò kinh doanh mờ ám đằng sau đế chế kiểm soát môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh.


Kỹ thuật của những ngôi sao hàng đầu thư Lionel Messi hay Cristiano Ronaldo luôn tạo ra sức hút mê hoặc với người hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với những người yêu vẻ đẹp thật sự của bộ môn thể thao này thì sức mạnh lan tỏa từ đông sang tây, từ bắc đến nam mới là điểm thu hút nhất của bóng đá.

Môn thể thao này có sức lan toả trên toàn cầu, nhiều hơn bất kỳ bộ môn thể thao nào khác. Bằng chứng là gần một nửa dân số toàn thế giới đã xem ít nhất một trận đấu trong khuôn khổ World Cup được tổ chức vào ngày 12/6 tại Brazil.

Vì vậy, những thông tin mới được công bố bởi tờ Sunday Times không khỏi khiến thế giới bàng hoàng. 6 quan chức cấp cao của FIFA đã bị bắt, nhiều quan chức đang đương nhiệm và cựu quan chức của tổ chức này bị điều tra với nghi vấn gian lận và nhận hối lộ tổng cộng hơn 100 triệu USD và giúp Qatar giành quyền đăng cai World Cup 2022. Trước đó nhiều báo cáo của FIFA cho thấy, một số trận đấu trong khuôn khổ World Cup 2010 đã bị dàn xếp tỷ số từ trước nhưng cho đến nay vẫn không bị phạt.

Sự việc này làm dấy lên nhiều câu hỏi. Tại sao lại chọn một đất nước có thời tiết quá khắc nghiệt như Qatar để tổ chức World Cup? Tại sao bóng đá lại không sử dụng công nghệ để tái kiểm tra quyết định của các trọng tài như những môn thể thao khác như tennis hay bóng bầu dục? Và tại sao một bộ môn thể thao hấp dẫn hàng đầu thế giới như bóng đá lại tập trung quyền lực vào duy nhất một người là Chủ tịch FIFA Sepp Blatter trong 4 nhiệm kỳ liên tiếp kể từ năm 1998?

Trong khi đó tại những tổ chức khác, nếu gặp phải bê bối tài chính thì các lãnh đạo đứng đầu thường sẽ sớm bị sa thải. Chưa kể đến việc, Blatter còn dính phải tai tiếng liên quan đến những phán xét gây tranh cãi về nạn phân biết giới tính và việc phá hỏng không khí tưởng niệm 1 phút trong tang lễ Nelson Mandella chỉ sau 11 giây. Cuối cùng, Blatter còn đang tràn đầy hy vọng vào việc trúng cử vị trí Chủ tịch FIFA trong nhiệm kỳ thứ 5 sắp tới.

Trò kinh doanh ‘bẩn’

Đáng tiếc là rất nhiều fan hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới thờ ơ với tất cả những điều không hay kể trên. Với họ, bóng đá luôn là một trò chơi hay với những pha bóng đỉnh cao và họ không quan tâm tới việc ai đang điều hành nó.

Thực tế, bê bối suy đồi đạo đức tại FIFA không phải là trường hợp hiếm hoi duy nhất. Hội đồng Olympic quốc tế đã đối mặt với cáo buộc gian lận khi giúp Qatar trong quá trình tranh giành vị trí chủ nhà cho thế vận hội vào năm 2002. Ông chủ đường đua công thức 1 là Bernie Ecclestone là bị cáo trong một vụ án hối lộ tại Đức. Giải đấu bóng bầu dục của Mỹ cũng dính phải những bê bối dàn xếp tỷ số…

Tuy nhiên, các fan hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới đã sai lầm khi nghĩ rằng những bê bối kể trên không ảnh hưởng gì đến những pha bóng đẹp.

Đầu tiên, việc tham nhũng của đội ngũ lãnh đạo đương nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các trận đấu, đặc biệt là việc đấu tranh với những sai phạm. Một lượng lớn tiền cược được đặt vào mỗi trận - có thể lên tới 1 tỷ USD cho 1 trận đấu tại World Cup. Dưới áp lực cải cách từ bên ngoài, FIFA gần đây đã bổ nhiệm thêm một số thành viên ban lãnh đạo mới bao gồm cả giáo sư đáng kính như Mark Pieth. Tuy vậy, việc vẫn để Blatter là người đứng đầu tổ chức này là điều khó có thể chấp nhận.

Thứ hai, ngay cả khi đã chọn được quốc gia đăng cai tổ chức, vấn đề tham nhũng vẫn chưa chấm dứt. Một sự kiện thể thao lớn như World Cup rất có thể là cơ hội chiếm dụng nguồn vốn của nhà nước thông qua việc trao những hợp đồng béo bở cho các bên liên quan.

Cuối cùng, bóng đá không có tính chất toàn cầu như mọi người vẫn nghĩ. Trò chơi này đã thất bại trong việc chinh phục 3 quốc gia lớn gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Người Mỹ chỉ chơi mà không xem bóng đá. Tại Trung Quốc và Ấn Độ thì ngược lại.

Như vậy, việc "tống khứ" Blatter ra khỏi ghế chủ tịch FIFA là việc quá rõ ràng nhưng cũng nên giải quyết cấu trúc của FIFA hiện tại để mang lại vẻ đẹp vốn có của bóng đá.

Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM