Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam: "Công an giao thông" lặng lẽ của bầu trời

11/03/2013 07:30 AM | Kinh doanh

Ngành hàng không dân dụng Việt Nam lớn lên trong cách mạng từ cái nôi của lực lượng vũ trang nhân dân và Quân chủng Phòng không – Không quân thuộc Bộ Quốc phòng.

Cùng với các hãng Hàng không, các cảng Hàng không sân bay, ngành Quản lý bay Việt Nam là một trong ba bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên ngành Hàng không Việt Nam.

- Các hãng hàng không là đơn vị có tàu bay, chịu trách nhiệm việc chuyên chở hành khách và hàng hóa. 

- Các Cảng hàng không là đơn vị có cơ sở hạ tầng sân bay như nhà ga, đường băng, sân đỗ để đảm bảo thực hiện một chuyến bay. 

- Các cơ sở Quản lý bay là đơn vị chịu trách nhiệm chỉ huy điều hành chuyến bay kể từ khi tàu bay nổ máy, lăn ra đường cất hạ cánh, cất cánh lên không trung và hạ cánh, lăn vào sân đỗ tại sân bay đến.


Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của 3 doanh nghiệp lớn ngành hàng không gồm Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam (VATM) ước 1.403 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 2.883 tỷ đồng.

Không ‘nổi tiếng’ về vận tải hàng không như VNA hay hiện hữu như ACV trong quản lý các sân bay dân dụng, VATM đảm nhận chức năng có phần âm thầm, lặng lẽ hơn, đó là kiểm soát và quản lý các hoạt động bay an toàn. 

Sau nhiều lần thay đổi về tổ chức và tên gọi, nay Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Chủ sở hữu của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là Bộ Giao thông vận tải; Cục Hàng không là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay. 

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2012 của VATM, kết quả kinh doanh Tổng công ty năm 2012 được công bố tương đối khả quan so với tình hình kinh doanh chung của các đơn vị khác trong ngành. Tổng doanh thu VATM năm 2012 đạt 1.378 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 260 tỷ đồng.





Kỳ Anh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM