Những sai lầm tệ hại nhất về tiền bạc mà thế hệ 8X-9X hay gặp phải

27/10/2015 17:01 PM | Kinh doanh

Hãy chuẩn bị bản thân cho thành công tài chính trong tương lai bằng việc tránh những sai lầm gây tốn kém này.

“Mỗi người, và đặc biệt là mỗi doanh nhân, nên cởi mở chấp nhận thất bại”, Richard Branson viết. “Chỉ có qua thất bại chúng ta mới được học hỏi”.

Tất nhiên, có những ý kiến không đồng ý với lời khuyên hàm ý rộng như vậy – đặc biệt là khi nói về tiền. Sau đây là 9 sai lầm quản lý tiền các bạn 8X – 9X hay mắc phải mà có thể sẽ ám ảnh bạn:

1. Gánh nợ, và phớt lờ nó

Vào năm 2013, 70% sinh viên đại học ở Mỹ tốt nghiệp với nợ trên lưng, trung bình 30 ngàn USD mỗi khoản vay sinh viên.

Hơn thế, một con số không nhỏ các sinh viên hoàn toàn không ý thức họ đang mắc nợ; 28% sinh viên Mỹ được báo cáo không có nợ liên bang, và 14% khác với các khoản vay liên bang nói họ không có nợ sinh viên, theo một báo cáo từ Viện Brookings.

Nợ thường được xem là rào cản ngăn cản người trẻ không thể mua nhà cửa và tăng tích lũy tài sản và đó là còn chưa kể những khoản nợ tiêu dùng như vay mua xe hay thể tín dụng.

Nếu bạn có nợ, bạn thường được hưởng lãi suất tốt nhất nếu trước thời gian đáo hạn, từ đó giảm thời hạn của khoản vay và số tiền bạn phải trả lãi suất. Nếu bạn không chắc nên bắt đầu từ đâu, hãy tìm kiếm lời khuyên từ những người đã trả dứt hàng đống nợ trong thời gian ngắn.

2. Bỏ qua kế hoạch ngân sách

Ngân sách đơn giản là một kế hoạch để bảo đảm tiền của bạn được xài vào nơi bạn cần, thay vì tiêu xài vượt kế hoạch khi bạn không chú ý. Và nếu bạn không có ngân sách, điều đó có khả năng sẽ xảy ra.

Thiết lập ngân sách không nhất thiết phải là một quy trình đầy chán nản mà nhiều người hình dung; thực tế, quản lý tiền có thể khá đơn giản với thái độ và nguồn lực phù hợp.

Cần ý tưởng? Hãy tìm kiếm lời khuyên từ những người biết giữ tiền xung quanh bạn.


Hãy dành thời gian để lên ngân sách. Ảnh: Flickr / Ed Yourdon

Hãy dành thời gian để lên ngân sách. Ảnh: Flickr / Ed Yourdon

3. Tiêu xài quá mức.

Cảm giác kiếm được đồng lương đầu tiên rất sung sướng, nhưng nó có thể rất nguy hiểm. Khi thu nhập tăng, sức mua cũng có xu hướng tăng cao cho tới khi chúng ta không thể chịu đựng nổi mức tăng chi tiêu: hãy sống với mức trần chi tiêu mà thu nhập của bạn cho phép.

Nếu bạn là một tín đồ mua sắm đủ may mắn để không phải mượn nợ, bạn chắc là đang tiêu sạch từng đồng mình kiếm được. Điều đó khiến việc lên kế hoạch và để dành tiền cho tương lai trở nên khó khăn, khi bạn muốn thực hiện những khoảng chi tiêu lớn như mua nhà, hay một chuyến du lịch, hay nghỉ hưu.

Thói quen tiêu xài quá mức vẫn có thể được khắc phục, thậm chí quan trọng hơn là phải học cách tiêu xài cẩn trọng lúc còn trẻ. Một quy luật cần ghi nhớ, hãy sống dưới mức điều kiện của bạn cho phép.

Nếu bạn đang cố gắng bỏ thói quen đó – hay giữ nó không phát triển nữa – hãy đọc về những tín hiệu tiêu xài quá tay, cách các cửa hàng lừa bạn tiêu tiền và bạn có thể làm gì để không tiêu xài quá mức.


Hãy xem lại trước khi thực hiện quyết định thanh toán món đồ nào đó - chúng là nhu cầu hay sở thích? Nguồn: Reuters

Hãy xem lại trước khi thực hiện quyết định thanh toán món đồ nào đó - chúng là nhu cầu hay sở thích? Nguồn: Reuters

4. Từ chối trả thêm cho chất lượng

Bạn thường cố gắng “tiết kiệm tiền” bằng việc mua những món đồ rẻ, chất lượng thấp, nhưng thường thì các sản phẩm rẻ tiền này sẽ làm bạn hao tổn về lâu dài.

Học cách đầu tư vào những thứ có giá trị. Chúng không cần phải là những khoản chi lớn; một số vật dụng hàng ngày không nên tiết kiệm nhưng bạn cần tiết kiệm khi mưa những thứ như nệm, máy tính…

5. Không có kế hoạch tiết kiệm cho nghỉ hưu

Một khảo sát của Bankrate tìm thấy 69% người tuổi từ 18 tới 29 không có tiết kiệm nghỉ hưu.

Tuổi nghỉ hưu có thể vẫn còn khá xa để bắt đầu xem xét, nhưng một số chuyên gia nói rằng nếu những người trẻ không thay đổi thói quen tiết kiệm và bắt đầu đầu tư, họ sẽ bỏ qua hoàn toàn con thuyền nghỉ hưu. Bạn càng bắt đầu sớm, việc nghỉ hưu càng tốt đẹp sau này, tuy nhiên nhiều người trẻ không biết cách khai thác sức mạnh của lãi suất gộp.

6. Không dùng đầu khi đầu tư

Đầu tư có thể được xem là cách hiệu quả nhất để bắt đầu tạo dựng sự tài sản và trở nên giàu sang.

Như đã nói, các khoản tiết kiệm nghỉ hưu là một cách để đầu tư, và bạn có thể khám phá những cách khác bằng việc nghiên cứu phương pháp đầu tư mà Warren Buffett khuyên và tìm kiếm những nền tảng đầu tư trực tuyến. Nhưng hãy nhớ tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu.


Ảnh: Alex Wong

Ảnh: Alex Wong

7. Không tạo lập tín dụng

Điểm tín dụng của bạn được thiết lập dựa trên cách bạn đã sử dụng các khoản tín dụng trong quá khứ, và càng cao thì càng tốt. Thường thì, bạn không muốn điểm tín dụng của mình thấp vì như vậy bạn sẽ được xem là không đủ uy tín và không xứng đáng với những mức lãi suất tốt nhất.

Với điểm tín dụng thấp, bạn sẽ có thể phải trả nhiều hơn cho những thứ như bảo hiểm, mua xe và lãi suất thế chấp, tuy nhiên một số không ít người cũng không hề quan tâm đến hạn mức tín dụng của mình.

Tạo dựng nền tảng tín dụng tốt ở lứa tuổi 20 sẽ cho phép bạn thực hiện các giao dịch lớn sau này. Hãy bắt đầu bằng việc chọn một thẻ tín dụng tốt và sau đó tập trung vào việc thành lập những thói quen thẻ tín dụng thông minh – và nếu bạn có nợ, hãy luôn đúng hạn với các khoản thanh toán.

8. Không có nguồn dự phòng

Đây là thứ mà con người ở mọi độ tuổi gặp khó khăn – 65% người Mỹ không có tiền dự phòng khi khẩn cấp, theo khảo sát của Bankrate – nhưng quan trọng là phải hiểu những hậu quả có thể phải gánh nếu không có một quỹ dự phòng khi còn trẻ.

Nhiều người có xu hướng bỏ qua khả năng xe hư, bệnh/ tai nạn đột ngột hay mất việc, nhưng đây lại là những viễn cảnh có thể nhanh chóng ngốn sạch túi của bạn. Không có tiền dự phòng có thể khiến bạn phải mượn nợ hay buộc bạn phải trích quỹ từ tài khoản tiết kiệm dài hạn nếu một tình huống khẩn cấp xảy ra.

Lượng tiền tiết kiệm bạn cần tùy thuộc vào cá nhân, nên không thể có con số cụ thể; thay vào đó, bạn có thể tính được những chi phí phải trang trải trong tháng của mình. Một quy luật chung về mức tiền dự phòng nên bằng khoảng 6 tháng tiền tiết kiệm được hàng tháng nhưng con số chính xác thì phụ thuộc vào tình cảnh của bạn.

9. Không có bảo hiểm y tế

Người trẻ thường cảm thấy mình rất bất khả xâm phạm khi nói về sức khỏe, họ thường bỏ qua khả năng bị bệnh/ tai nạn đột ngột. Nhưng đây là những khoản rất tốn kém thể làm bạn bị phá sản. Việc lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất rất quan trọng, vì khi một tình huống như vậy xảy ra nó sẽ đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của bạn.

Lan Ngọc

Cùng chuyên mục
XEM