Huawei – nỗi “sợ hãi” của viễn thông Mỹ (P II)

27/03/2012 09:53 AM |

Đang trên đà vươn lên trở thành hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, Huawei tiếp tục gây lo sợ cho các đại gia công nghệ thế giới khi quyết định nhảy sang lĩnh vực: Sản xuất điện thoại di động.


Phần II – “Nhắm bắn” cả Apple!

Lĩnh vực mới nhất của Huawei nhằm tiến đến ngôi vương là smartphone và máy tính bảng. Nếu thành công, Huawei sẽ trở thành nhà cung cấp viễn thông hoàn chỉnh nhất từ việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, giải pháp điện toán đám mây, giải pháp UC, truyền hình trực tuyến cho đến cung cấp các thiết bị đầu cuối, thu phát sóng đến tận tay người dùng.

huawei_mobile_2.jpg

Mark Treadwell – giám đốc Marketing của Huawei – thừa nhận, Huawei cần phải đi tiếp một chặng đường rất dài để có thể khẳng định thương hiệu giống như Apple đã từng làm nhưng điều đó sẽ sớm được giải quyết. Ông cũng cho biết thêm, theo một nghiên cứu gần đây, mức độ nhận diện thương hiệu của Huawei đã đạt 30% tương đương với Apple của thời điểm giữa những năm 90. Nhưng ông nhấn mạnh thêm, Huawei mới chỉ ra nhập lĩnh vực này hơn 1 năm. Và nếu Apple duy trì sản phẩm của mình ở một mức giá chất ngất thì Huawei đang chào bán chiếc smartphone của mình với giá 200 USD, thậm chí, hãng này xúc tiến phát triển loại smartphone có giá dưới 100 USD.

“Huawei đã góp phần quan trọng giúp giảm giá thành những chiếc smartphone và chúng tôi đã chiếm được một thị phần đáng kể” Treadwell tự hào nói. “Thị phần đáng kể” hiện nay là 2,5% nhưng Huawei dự định sẽ trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 3 trên thế giới vào năm 2016.

Để chứng minh điều này, Huawei liên tục tung ra các siêu phẩm của mình như chiếc smartphone mảnh mai nhất thế giới Ascend P1 S, chỉ dày 6.68mm. Huawei cũng chú tâm vào phát triển chip dòng sản phẩm này, hồi tháng trước, Huawei đã công bố chiếc điện thoại quad-core (lõi chip nhân 4) tại Mobile World Congress diễn ra ở Barcelona. Đồng thời, Treadwell cho biết, song song với việc cộng tác với người khổng lồ Android – Google, hãng này cũng sẽ không ngừng nghỉ để phát triển một hệ điều hành riêng cho mình trong tương lai.

Những đỉnh cao

Trong hững năm qua, Huawei đã không ngừng thay đổi để phát triển từ một công ty sản xuất các thiết bị rẻ tiền vươn lên thành một trong những tập đoàn công nghệ hùng hậu nhất.Nó cũng trở thành “doanh nghiệp đáng mơ ước được làm việc” thứ 2 của các sinh viên đại học Trung Quốc.

Khoảng 44% nhân viên Huawei làm việc trong phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), đây là một tỷ lệ đặc biệt cao nhất là đối với một doanh nghiệp khổng lồ như Huawei.

huawei_mobile_1.jpg

Vào cuối năm 2010, Huawei đã hoàn thành 49.000 sáng chế ứng dụng trong đó có 31.869 sáng chế được hoàn thành ởTrung Quốc. Huawei có 8.892 phát minh được cấp bằng sáng chế quốc tế, 8.279 bằng sáng chế do các tổ chức nước ngoài cấp, trong số 17.765 bằng sáng chế được các cơ quan có thẩm quyền cấp, có 3.060 bằng sáng chế ở nước ngoài. Hơn nữa, Huawei có số lượng lớn nhất của các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ LTE 4G và công nghệ truyền thông di động.

Để hỗ trợ công cuộc phát triển ở Úc, Huawei đã hợp tác với các trường Đại học danh tiếng của Úc trong đó bao gồm cả Đại học Melbourne, nơi có những sinh viên và giáo sư xuất sắc nhất trong ngành công nghệ viễn thông băng thông rộng. Đồng thời, vào năm 2010, Huawei kí một biên bản ghi nhớ với RMIT Melbourne  trong việc hợp tác đào đào tạo 500 sinh viên cho các các công nghệ mới và đang nổi bao gồm Gigabit Passive - mạng quang học (GPON), LTE và thế hệ các ứng dụng băng thông rộng khác nhau khác.

Cơ sở vật chất

Huawei là một trong hai cơ sở công nghiệp công nghệ lớn nhất ở Thâm Quyến bên cạnh FOXCONN của Đài Loan, mỗi sáng sáng người ta lại thấy những hàng dài những chiếc xe ôtô đời mới sang trọng làm tắc nghẽn con đường dẫn đến Huawei, trong khi đó, phía bên đường dẫn sang FOXCONN, người ta không thể tìm thấy dù chỉ là bóng dáng của một chiếc xe cũ kỹ. Trong nhà máy, một trong những khẩu hiệu được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất là nghĩa vụ của công dân đối với chính phủ Trung Quốc.

Quyền sở hữu được phân phối cho khoảng 60% người lao động và nhân viên vào làm việc tại Huawei sau hai năm sẽ được mua cổ phần nhưng họ sẽ phải bán lại cho công ty nếu thôi việc. Thông thường, phần cổ tức được nhận còn nhiều hơn cả tiền lương.

Huawei cũng đã dùng rất nhiều thời gian và tiền bạc để cải tạo lại cấu trúc công ty mình, suốt nhiều năm trời công ty đã dùng các dịch vụ tham vấn quản lý từ những doanh nghiệp tư vấn danh tiếng nhất như hãng The Hay Group hay Công ty tư vấn IBM.

“Huawei không có một cơ chế quản lý tối ưu nhưng không thể phủ nhận được nó là cỗ máy chạy trơn tru nhất trong nền công nghiệp công nghệ Trung Quốc. Huawei giống như một người đầu bếp Trung Quốc, họ có kinh nghiệm trong việc tạo ra các sản phẩm tối ưu trong vòng xoay ngắn hạn và với giá thành rẻ nhất.” – đại diện của Gartner đúc kết.

Theo Lương Hương
Ictnews/CRN Australia

aiht

Cùng chuyên mục
XEM