Đây là lý do các Startup không cần quá quan tâm tới bản quyền

26/11/2015 11:44 AM | Kinh doanh

Đối với những dự án startup, đôi khi cách tốt nhất để giải quyết yêu cầu bồi thường bản quyền là...không làm gì cả.

Thông thường, những vụ kiện tụng liên quan đến bản quyền là cơn ác mộng đối với giới startup khi nhiều doanh nhân cho rằng rắc rối pháp lỹ sẽ làm công ty cạn kiện tài chính hoặc chìm trong nợ nần.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của tờ Wall Street Journal cho thấy điều đáng ngạc nhiên là hơn 1/5 công ty được hỏi cho biết họ không làm gì cả trước những yêu cầu về bản quyền. Cụ thể hơn, các doanh nhân này nhận thấy việc đăng ký bản quyền là không cần thiết và không muốn tốn thời gian, tiền bạc cho vấn đề trên.

Thông thường, những chủ sở hữu bằng sáng chế thường có lựa chọn trước khi quyết định khởi kiện. Việc dùng một bằng sáng chế để khởi kiện cùng lúc nhiều công ty hoặc nhiều bị cáo sẽ có lợi hơn rất nhiều về mặt kinh tế.

Theo RPX, một công ty luật về bản quyền, trong nửa đầu năm 2015 phần lớn các vụ kiện bằng sáng chế liên quan đến startup có giá trị dưới 100 triệu USD đều được giải quyết riêng bằng những khoản bồi thường hơn là đưa ra tòa án.

Khảo sát của WSJ cho thấy khoảng 40% các công ty nhận được yêu cầu thanh toán vì đã sử dụng kỹ thuật được cấp bằng sáng chế. Vì vậy, những nhà khởi nghiệp không cần phải quá lo ngại trong vấn đề bản quyền bởi họ không phải trường hợp duy nhất. Thậm chí, những công ty không làm gì cả và giữ mọi chuyện “yên bình” lại không bị chú ý nhiều bằng các doanh nghiệp cố gắng đăng ký bản quyền hay trả tiền cho bằng sáng chế mà họ sử dụng.

Trong một số trường hợp, công ty ký hợp đồng với một doanh nghiệp công nghệ khác và nếu có vấn đề về bản quyền, họ sẽ đẩy trách nhiệm cho bên cung cấp kỹ thuật.

Ngoài ra, những nghiên cứu cho thấy nỗi lo chủ yếu của giới startup về bản quyền không phải là việc kiện tụng mà là thời gian tranh chấp bị kéo dài, gây tốn kém cho công ty. Tình trạng nhiều công ty startup thắng kiện bản quyền nhưng lại tốn quá nhiều chi phí và thời gian để rồi đi đến phá sản là chuyện khá thông thường hiện nay.

Bên cạnh đó, một số doanh nhân trong giới startup không muốn hình ảnh công ty xấu đi trước nhà đầu tư nên đã quyết định giải quyết triệt để vấn đề bản quyền. Tuy vậy, nhưng nhà tài trợ đều hiểu rằng mọi dự án startup đáng để đầu tư sẽ trở thành tâm điểm theo dõi cho các chủ sở hữu bằng sáng chế.

Những trường hợp cần chú ý

Trong một số trường hợp, động thái không làm gì cả của các nhà khởi nghiệp có thể không hiệu quả trước các vụ kiện cáo bản quyền.

Hiện nay, nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là những công ty lớn sẽ sử dụng bằng sáng chế như một vũ khí đối phó với giới startup nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược như sáp nhập, ký kết trả tiền bản quyền, gây rối loạn cho đối thủ hoặc thậm chí khiến họ phá sản. Thông thường, các công ty lớn này sẽ nộp đơn lên tòa án đối với các startup mà doanh nghiệp này cho là có khả năng đe dọa hoạt động kinh doanh của họ và những vụ kiện như vậy chắc chắn sẽ không dễ giải quyết.

Một trường hợp khác là khi chủ sở hữu bản quyền không muốn đàm phán mà chỉ muốn được bồi thường thông qua tòa án. Với những vụ kiện như vậy, có một cách mà WSJ khuyến nghị giới startup là hãy biện hộ trước tòa tình trạng thiếu tài chính của công ty. Hầu hết những vụ kiện bằng sáng chế đều có mục đích về tiền bạc và thường nhắm vào những công ty có nhiều tài chính. Vì vậy, các nhà khởi nghiệp nên chia sẻ thông tin tài chính của công ty để cho thấy việc “moi tiền” này là không đáng.

Trước tình hình kiện cáo bản quyền ngày càng gia tăng, những nhà khởi nghiệp có thể dùng dịch vụ bảo hiểm bản quyền nhằm tự bảo vệ mình. Với dịch vụ này, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán một phần hoặc toàn phần theo hợp đồng trong trường hợp các startup vi phạm bằng sáng chế. Đây có lẽ là một biện pháp cần thiết đối với các nhà khời nghiệp trước khi quyết định thực hiện dự án startup của mình.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM