Có nên khởi nghiệp cùng bạn đời của mình?
Có nên khởi nghiệp và kinh doanh cùng vợ hoặc chồng hay không là vấn đề chưa có lời giải rõ ràng. Bill Carmody - người sáng lập và là CEO của Trepoint đã tiến hành khảo sát về vấn đề này và lấy ý kiến của một cặp vợ chồng giàu có ở Mỹ. Đồng thời họ cũng đưa ra 5 điều cần phải cân nhắc trước khi quyết định có nên kinh doanh với người bạn đời của mình hay không.
Sự liên kết giữa hôn nhân và kinh doanh có mục đích khác nhau và cả hai không nên đưa quan hệ đối tác trong kinh doanh vào nếu muốn hạnh phúc, thành công.
Căn cứ theo số liệu của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ trong số 90% những người kinh doanh ở Mỹ thì có ít nhất hơn một nửa đều là kinh doanh theo hộ gia đình.
Cũng theo báo cáo của Forbes thì chỉ có số ít trong số 1,2 triệu cặp vợ chồng thành công và trở nên giàu có. Số ít hơn nữa vẫn duy trì hôn nhân nhưng có người quản lý.
Để trả lời cho câu hỏi có nên khởi nghiệp cùng bạn đời của mình hay không thì Bill Carmody đã tìm đến Christian Brown và vợ của ông, họ là chủ của công ty nghiên cứu và tìm kiếm việc làm đã thành công như GlassDoor.
Bill Carmody đã hỏi Christian Brown: “Vì sao mà anh lại quyết định công việc kinh doanh cùng với vợ của mình?” “ Quyết định để làm việc cùng với vợ của mình không hề đơn giản, cuộc hôn nhân của chúng tôi rất hạnh phúc và tôi không muốn mất đi niềm hạnh phúc đó” Christian Brown bày tỏ.
Ông Christian Brown cũng chia sẻ những kinh nghiệm của mình làm thế nào để có cuộc sống hạnh phúc và thành công trong kinh doanh với 5 điều họ nên cân nhắc dưới đây.
1. Suy nghĩ đúng đắn về quyết định của mình
Trước đó, Christian Brown đã từng làm việc hai cặp vợ chồng, một cặp thành công trong kinh doanh còn cặp còn lại thì không. Cả hai đã tranh cãi với nhau rất nhiều bởi đây không phải là vấn đề nhỏ từ một phía. Đừng bao giờ yêu cầu vợ hoặc chồng phải cùng kinh doanh mà nên hỏi họ xem họ có muốn cùng làm công việc này không.
2. Đặt hôn nhân lên hàng đầu
Nếu đặt kinh doanh lên hàng đầu thì bạn sẽ mất cả công việc này và hôn nhân. Christian và Christine Brown đã coi hôn nhân như là một cuộc kinh doanh đầu tiên. Họ dành thời gian cho nhau thay vì làm kinh doanh cùng với những ngày nghỉ cuối tuần dài và đẹp bên nhau. Vì một cuộc sống gia đình hạnh phúc, các cặp vợ chồng nên đặt gia đình lên hàng đầu chứ không phải là công việc kinh doanh.
3. Chia sẻ thẳng thắn về những điểm mạnh và điểm yếu của mình
Hôn nhân là quen nhau rồi đến với nhau nên cả hai hãy thật cởi mở và dãi bày hết mọi thứ để tìm cách giải quyết. Ai mạnh về lĩnh vực nào trong kinh doanh, nếu không thể làm được thì có thể nhờ đến những người có chuyên môn để được tư vấn.
4. Có thể dẫn đến sự ghen ty
Hôn nhân là mối quan hệ bình đẳng trong mọi việc nhưng đôi khi bạn sẽ có cảm giác khó chịu hoặc là tức giận khi bạn phải lo toan và làm nhiều việc hơn người kia. Chính vì vậy cần phải xác định rõ ràng trong công việc và cuộc sống gia đình.
5. Đưa ra một kế hoạch dự phòng
Giữa hai người cần có một buổi nói chuyện và thảo luận rõ ràng để quyết định xem nếu sau khi ly hôn một trong hai người sẽ không tham gia kinh doanh nữa thì tài sản và việc kinh doanh sẽ như thế nào?
Vợ tôi và tôi đã quyết định rằng sau khi ly hôn thì chúng tôi sẽ không làm việc cùng nhau và cô ấy cũng không kinh doanh đồng thời cô ấy sẽ mất quyền sở hữu công ty. Đây là việc không hề dễ dàng bởi vì khi nào bạn cũng muốn lợi ích về chính mình.
Điều quan trọng nhất bạn nên cân nhắc khi muốn khởi nghiệp và kinh doanh cùng vợ/ chồng của mình đó là cần thảo luận, đưa ra kế hoạch nếu sau này ly hôn. Đây cũng chính là những nguyên tắc trong kinh doanh nếu bạn muốn thành công.