Các đại gia Nhật Bản - Vì sao lại lu mờ, mai một?

27/07/2013 16:24 PM | Kinh doanh

Các chủ doanh nghiệp Nhật Bản một thời trở thành huyền thoại và thần tượng của chủ doanh nghiệp các nước. Nhưng hiện nay các chủ doanh nghiệp Nhật Bản đang ngày càng lu mờ, mai một, theo đó kinh doanh của họ cũng sa sút. Vì sao lại như vậy? 

Thập kỷ 60,70 và 80 của Thế kỷ 21, Nhật Bản hình thành một loạt đại gia nổi tiếng, thậm chí họ trở thành huyền thoại, thần tượng của các chủ doanh nghiệp thế giới kể cả Châu Âu và Mỹ, những nơi có nền công thương phát triển sớm hơn. Nhưng hơn chục năm qua, chẳng những kinh tế Nhật Bản dẫm chân tại chỗ mà các doanh nghiệp đại gia cũng sa sút. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

Trong bài “Vì sao các bậc thầy kinh doanh không cứu được doanh nghiệp của mình?”, Tạp chí “Thời báo kinh tế tài chính” của Mỹ vừa qua đăng bài của Songwen Zhou, Chủ hãng Softbrain của Nhật Bản phân tích đánh giá hiện tượng này như sau:

Những đại gia nổi tiếng của Nhật Bản như Matsushita - chủ hãng National, Morita - chủ hãng Sony, Honda -chủ hãng ôtô Honda, Kazuo - chủ hãng điện khí Kyocera... thời gian qua đều thua lỗ và dường như không còn xuất hiện trong Danh sách các chủ hãng hoặc CEO tài ba của thế giới.

Năm 2012 Hãng National thua lỗ tới 700 tỉ Yên, Hãng Sony phải bán cả vốn của mình làm lãi. Hãng Honda tuy chưa bị thua lỗ nhưng tình hình kinh doanh mấy năm nay cứ “bình bình dẫm chân tại chỗ”, chỉ có hãng Toyota năm qua làm ăn có lãi với lợi nhuân tới 1.300 tỉ Yên.  

Ông Fujio Cho, Chủ tịch hãng Toyota nói trên thực tế thời gian qua chúng tôi chưa đúc rút và tổng kết bài học kinh nghiệm. Trước đây chỉ dựa vào một số kinh nghiệm của các đại gia lớn thành công thập kỷ 70, 80 Thế kỷ trước như Inamori Kazuo, nhưng tới nay kinh nghiệm và lý thuyết này có chỗ lỗi thời trong khi đó các nước khác có nhiều bài học và lý luận kinh doanh mới mẻ mà chúng tôi chưa biết.

Fujio Cho cho biết vừa qua ông đọc tác phẩm “Các doanh nghiệp Nhật Bản hãy cải tiến phương thức tiêu thụ của mình” do một nhà kinh tế bình thường không tên tuổi viết. Tác phẩm này rất hay, viết nhiều điều mới mẻ, mạnh dạn phê phán các chủ doanh nghiệp Nhật Bản sa sút công tác quản lý, phê phán thói ngạo mạn của chủ doanh nghiệp lớn, nhất là tình trạng chạy theo mở rộng kinh doanh mà không tính tới hiệu quả. Ông nói ông đã học được nhiều điều từ cuốn sách này và yêu cầu các quan chức cũng như các nhân viên của Công ty đọc kỹ để soi rọi vào chính mình.

Toyota hiện là hãng lớn nhất Nhật Bản, doanh số và giá trị thị trường của hãng từ lâu đã vượt xa hãng Sony và National, cạnh tranh ngang ngửa với các hãng ôtô của Mỹ và Châu Âu. Nhưng Chủ tịch Fujio Cho của hãng đã tôn sùng một nhà kinh tế tiểu tốt vô danh dám phê phán những điểm yếu của các đại gia Nhật Bản. Điều này cho thấy ông chủ Fujio Cho là người rất khiêm tốn, thực tế, khách quan và biết lắng nghe ý kiến của những người có lời nói chân thực..

Fujio Cho nói Toyota không sùng bái thần tiên và những lời tán dương bốc đồng sáo rỗng mà coi trọng khoa học, thực tế, khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe và nhìn thẳng vào những điều “chướng tai gai mắt” do người khác phê phán.

Vào Thập kỷ 70 Thế kỷ 20, tại Nhật Bản từng hình thành một số lý thuyết kinh doanh, như “Chim đầu đàn”, “Hình đàn én”, “Kinh doanh Amoeba” (Amoeba operating), “Quản lý kinh doanh kiểu đèn báo động”... trong số này đáng lưu nhất là Thuyết “Kinh doanh Amoeba” của ông Inamori Kazuo, một Chủ doanh nghiệp lập nghiệp rất thành công với công ty điện khí Kyocera, đồng thời ông cũng là nhà lý luận kinh tế nổi tiếng thời đó.

Kazuo sinh năm 1932, sau khi tốt nghiệp Trường đại học Kagoshima bắt tay vào lập nghiệp. Năm 1984 ông lập ra công ty Kyocera Corporation, tiếp đó là hãng KDDI, cả hai đều được “Tạp chí Fortune” của Mỹ đưa vào danh sách “500 doanh nghiệp mạnh nhất thế giới”. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng về kinh doanh như “Phép sống còn”, “Giấc mộng kinh doanh của bạn nhất định thực hiện được”, “Con đường thành công của nhà doanh nghiệp”, “Kinh doanh mới, Nhật Bản mới”, “Bầu nhiệt huyết theo đuổi thành công”, trong số một loạt tác phẩm của ông thì tác phẩm “Amoeba Operating” (Thuật kinh doanh Amoeba”. Cuốn sách này được ông đúc kết từ thực tế và rút ra lý luận chỉ đạo kinh doanh, nên nhiều nhà lập nghiệp thập kỷ 80 Thế kỷ 20 của Nhật đã thành công.

Amoeba rút ra từ chữ “Ameobida” có nghĩa là “tế bào”. Kazuo coi công ty là một “cơ thể người”, mỗi nhân viên trong công ty là một “tế bào”. Cơ thể khỏe mạnh nhờ các tế bào tốt. Bởi vậy, nội dung cơ bản nhất của “Amoeba Operating” là lấy con người làm cơ sở, nòng cốt cho hoạt động của công ty. Mọi nhân viên đều có trách nhiệm tham gia vào quản lý và làm cho công ty phát triển lành mạnh. Bất kỳ một tế bào bị hỏng có thể trở thành hoại tử phá hỏng công ty. Chính vì vậy, Kazuo hết sức chú trọng bồi dưỡng nhân viên và làm thế nào để họ gắn bó mật thiết với công ty về tất cả các mặt từ vật chất tới tinh thần.

Sự thành công trong thực tế và lý luận “Kinh doanh Amoeba” của ông khi đó đã được các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tôn sùng ông là “Bậc thầy”, là “Chúa kinh doanh”.

Lý luận kinh doanh Amoeba của ông sau này được phát triển thành “Quản lý kinh doanh kiểu đèn báo động”. Cả công ty như một cỗ máy hoàn chỉnh, nên các khâu phải hoàn động tốt. Các khâu trong cỗ máy đều có đèn báo động, nếu khâu nào không tốt, đèn sáng lên báo động. Các công ty Nhật Bản đã áp dụng phương thức này và lập ra bộ phận chỉ đạo theo dõi, đối chiếu sản phẩm của công ty cạnh tranh với bên ngoài. Sản phẩm của công ty không tốt do khâu nào gây ra thì phải kịp thời báo động và chấn chỉnh khâu đó. Nên người ta gọi là “Quản lý kinh doanh kiểu đèn báo động” và được nhiều chủ doanh nghiệp áp dụng.

Nhưng tới nay, nhìn tổng thể các đại gia Nhật Bản đều sa sút, không sánh được với các doanh nghiệp Âu, Mỹ, thậm chí cả doanh nghiệp của một số nước mới trỗi dậy? Theo các nhà kinh tế Mỹ, lý luận “Kinh doanh Amoeba” của Kazuo thời đó rất thích hợp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng cùng với thời gian, lý luận này đang bị lỗi thời, nhất là trong tình hình toàn cầu hóa, tin học hóa và số hóa đang thịnh hành ngày nay. Bởi vì, lý luận của Kazuo chỉ là một  phần nhỏ trong lý luận tổng thể kinh doanh toàn cầu hiện nay.

Theo các nhà kinh tế thế giới, sai lầm tai hại nhất mà chủ doanh nghiệp hay phạm phải là coi những phát biểu và kinh nghiệm của đại gia là “kinh thánh”, là “quy luật bất biến” để làm theo. Ông trùm chứng khoán và đầu tư Warren Buffetts đã tỉnh táo đối với điều này. Cho dù rất thành công và được tôn sùng là “Bậc thầy đầu tư” của thế giới, nhưng Warren Buffetts dường như không khuyên ai làm như thế nào và cũng không phát biểu gì về lý thuyết và kinh nghiệm của mình mặc dù trên người ông đầy ắp những trải nghiệm thành công và thất bại.

Bởi vậy, một trong những nguyên nhân làm cho các đại gia Nhật Bản bị sa sút, lu mờ là do vẫn cố bám lấy lý luận của Thập kỷ 70, 80 Thế kỷ 20 đã lạc hậu./. 

Theo Kiều Tỉnh 

duchai

Cùng chuyên mục
XEM