Cấm dùng Powerpoint, "làm việc ở đây không dễ đâu" và 7 ví dụ về phong cách quản lý không giống ai của Jeff Bezos

01/01/2018 11:36 AM | Sống

Amazon đang trên đà trở thành công ty trị giá 1.000 tỷ USD đầu tiên trên thế giới. Và chính cách quản lý tài tình nhưng đôi lúc khác người của Jeff Bezos góp phần rất lớn cho thành công của Amazon ngày hôm nay.

Dựa trên những gì Brad Stone viết trong cuốn "The Everything Store: Jeff Bezos and the Age of Amazon" và bài báo về Amazon của The New York Times năm 2015, chúng ta có thể thấy văn hóa cạnh tranh khốc liệt, thứ thúc đẩy Amazon phát triển phi mã bắt nguồn từ chính CEO kiêm sáng lập Jeff Bezos.

Bezos nổi tiếng là một nhà quản lý mạnh về chiến lược và ưa sự cạnh tranh. Ông làm mọi thứ khác người, từ việc quát nạt không thương tiếc, ví một doanh nghiệp với món bạch tuộc tới cấm Powerpoint để khiến nhân viên của Amazon cống hiến hết mình cho công ty.

Dưới đây là 9 ví dụ về phong cách quản lý chẳng giống ai của Jeff Bezos, sáng lập kiêm CEO Amazon, tỷ phú giàu nhất thế giới:

1. Năm 1997, Bezos từng nói với các ứng viên tiềm năng rằng: "Làm việc ở đây không dễ đâu"

Trong những ngày Amazon mới thành lập, Bezos đã cảnh báo trước các ứng viên muốn xin vào làm về môi trường làm việc khắc nghiệt tại đây.

"Làm việc ở đây không dễ đâu", ông nói. "Bạn có thể làm việc thêm giờ, chăm chỉ hoặc thông minh ở công ty khác nhưng ở Amazon bạn phải đáp ứng cả ba điều trên".

2. Khi có xung đột tại Amazon, Bezos không ngại ném về phía nhân viên những từ ngữ khó nghe

Trong cuốn "The Everything Store: Jeff Bezos and the Age of Amazon", Brad Stone đã liệt kê một số câu nói khó nghe của Bezos dành cho nhân viên:

- "Tôi xin lỗi, hình như hôm nay tôi quên uống thuốc chống ngớ ngẩn thì phải"?

- "Anh lười biếng hay chỉ đơn giản là anh thiếu năng lực"?

- "Tôi tin anh và giao cho anh điều hành những hoạt động tầm cơ thế giới và rồi anh làm tôi thất vọng thế này đây".

- "Nếu tôi nghe thấy ý tưởng đó lần nữa, tôi sẽ tự sát mất".

- "Tại sao anh lại tàn phá cuộc đời tôi như thế chứ"?

3. Rất khó để gây ấn tượng với Bezos trong những buổi trình bày ý tưởng, ông còn cấm nhân viên sử dụng Powerpoint

Cấm dùng Powerpoint, làm việc ở đây không dễ đâu và 7 ví dụ về phong cách quản lý không giống ai của Jeff Bezos - Ảnh 1.

Bezos là một nhà phê bình khó tính trong các buổi trình bày ý tưởng của nhân viên.

Năm 2011, Steve Yegge, cựu nhân viên của Amazon, đã có những chia sẻ về thời gian làm việc của anh tại Amazon. Trong đó, Yegge ví việc thuyết trình ý tưởng trước CEO giống như tham gia một cuộc đấu tay đôi. "Jeff sẵn sàng đánh bật bạn và khiến bạn không thể phục hồi trong thời gian dài".

Nhưng bất ngờ, Bezos lại thích bài thuyết trình của Yegge và tất cả đồng nghiệp đều cảm thấy ngạc nhiên. "Một phó chủ tịch nói riêng với tôi rằng: 'Chưa có buổi thuyết trình nào với Jeff kết thúc tốt đẹp như thế này'", Yegge viết.

Nhưng cũng đừng bao giờ gây ấn tượng với Bezos bằng Powerpoint vì tại Amazon, Bezos cấm nhân viên sử dụng công cụ này.

4. Bezos ủng hộ Amazon tiếp cận các hãng xuất bản giống như cách một con báo đốm săn đuổi con linh dương ốm yếu

Cấm dùng Powerpoint, làm việc ở đây không dễ đâu và 7 ví dụ về phong cách quản lý không giống ai của Jeff Bezos - Ảnh 2.

Trong nhiều năm, Amazon bị cáo buộc là kẻ bóc lột các công ty khác. Và Bezos ủng hộ điều ấy.

Trong một cuộc họp, Bezos công khai cho rằng khi đàm phán với các nhà xuất bản, Amazon nên tiếp cận theo cách một con báo đốm săn đuổi con linh dương ốm yếu.

5. Bezos không cung cấp các đặc quyền liên quan tới việc di chuyển cho nhân viên vì không muốn họ rời văn phòng

Cấm dùng Powerpoint, làm việc ở đây không dễ đâu và 7 ví dụ về phong cách quản lý không giống ai của Jeff Bezos - Ảnh 3.

Stone viết rằng trong những năm đầu CEO Amazon đã từ chối đặt bến xe buýt thành phố gần công ty bởi ông ấy không muốn nhân viên vội vàng rời khỏi văn phòng để bắt chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày.

6. Bezos thành lập các nhóm nghiên cứu riêng, bí mật cạnh tranh với nhau để tăng hiệu quả

Cấm dùng Powerpoint, làm việc ở đây không dễ đâu và 7 ví dụ về phong cách quản lý không giống ai của Jeff Bezos - Ảnh 4.

David Loftesness, cựu nhà phát triển cao cấp tại Amazon, chia sẻ với New York Times rằng ông từng dành một năm để cải thiện khả năng tìm kiếm trên trang web Amazon trước khi phát hiện ra Bezos ngầm ngầm đồng ý cho một nhóm khác phát triển công nghệ thay thế. Điều này khiến Loftesness không thể chịu nổi và ông đã xin nghỉ việc.

7. CEO Amazon so sánh một thương vụ thâu tóm với món bạch tuộc kỳ quái

Cấm dùng Powerpoint, làm việc ở đây không dễ đâu và 7 ví dụ về phong cách quản lý không giống ai của Jeff Bezos - Ảnh 5.

Bezos từng so sánh một thương vụ thâu tóm tiềm năng với một món ăn kỳ lạ khi ông ăn sáng cùng Matt Rutledge, sáng lập của Wood. Bữa sáng ấy có bạch tuộc nấu khoai tây, thịt xông khói, sữa chua tỏi xanh và trứng.

Khi Rutledge hỏi tại sao Amazon muốn mua Woot, Bezos ngừng lại vài giây rồi nói: "Woot là món bạch tuộc mà tôi đang ăn. Khi tôi nhìn vào menu, Woot là thứ mà tôi không thể hiểu nổi, thứ tôi chưa từng có".

8. Bezos thuê một chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp chỉ để bỏ qua mọi thứ ông ta nói trong ba năm liền

Cấm dùng Powerpoint, làm việc ở đây không dễ đâu và 7 ví dụ về phong cách quản lý không giống ai của Jeff Bezos - Ảnh 6.

"Bezos là một nhà quản lý cực kỳ quan tâm tới tiểu tiết", Yegge nói. "Ông ấy quan tâm tới từng pixel trên trang bán lẻ của Amazon". CEO Amazon đã cách chèo kéo chuyên gia khoa học máy tính Larry Tesler từ Apple về Amazon. Là một chuyên gia nổi tiếng và đáng ngưỡng mộ nhất trong trên toàn thế giới về tương tác giữa con người và máy tính. Larry đã đưa ra những giải pháp nhằm tăng tính trực quan, cải thiện giao diện của Amazon. Tuy nhiên, Bezos không phê duyệt để rồi không nghe bất cứ lời khuyên nào của Larry trong vòng ba năm. Cảm thấy mình không được trọng dụng, Larry Tesler đã bỏ việc.

9. Bezos từng yêu cầu toàn bộ nhân viên Amazon phải thay đại tu hệ thống giao diện dịch vụ, ai không làm theo sẽ bị sa thải

Cấm dùng Powerpoint, làm việc ở đây không dễ đâu và 7 ví dụ về phong cách quản lý không giống ai của Jeff Bezos - Ảnh 7.

Yegge còn gọi Bezos là "Cướp biển đáng sợ" khi ban hành một nhiệm vụ "khổng lồ và mù quáng vào khoảng năm 2002, yêu cầu tất cả các nhóm phải hiển thị dữ liệu và chức năng của họ qua các giao diện dịch vụ externalizable. Các đội phải liên lạc với nhau thông qua giao diện này, không sử dụng bất cứ hình thức liên lạc nào khác.

Và bất cứ ai không làm theo sẽ bị sa thải.

Tuy nhiên, Yegge phải thừa nhận rằng nỗ lực này của Bezos có hiệu quả và thay đổi toàn bộ doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến.

"Ông ấy không và sẽ chẳng quan tâm tới cảm xúc của các nhóm hay việc họ sử dụng những công nghệ nào và làm như thế nào", Yegge viết. "Nhưng Bezos biết Amazon cần phải trở thành một nền tảng, điều mà ở thời điểm đó rất ít nhân viên Amazon hiểu được".

Theo Business Insider

Theo Chíp

Cùng chuyên mục
XEM