Các sếp tài chính tranh luận về doanh nghiệp FDI: 15 năm trước họ đến Việt Nam đòi ưu đãi thuế, 10 năm trước hỏi chi phí nhân công, nay họ quan tâm gì?

12/10/2023 09:50 AM | Kinh doanh

“15 năm trước, khi đến Việt Nam, họ luôn yêu cầu phải có cơ chế khuyến khích về thuế”, sếp KPMG Việt Nam và Campuchia nhớ lại.

Các sếp tài chính tranh luận: 15 năm trước DN FDI đến Việt Nam đòi ưu đãi thuế, 10 năm trước hỏi chi phí nhân công, nay họ quan tâm gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

“Chúng tôi yêu Việt Nam. Có nhiều thông tin tích cực nhưng cũng có nhiều thách thức với các bạn”, ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, Đối tác quản lý – Giao dịch, Thuế và Pháp lý, KPMG Việt Nam và Campuchia – chia sẻ tại hội thảo Triển vọng thị trường “Việt Nam - Con đường phía trước” do HSBC tổ chức mới đây.

Việt Nam được hưởng lợi trong sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc kể từ chính sách của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2017.

Từ năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào các quốc gia ASEAN tăng đột biến và vượt số vốn đổ vào Trung Quốc. Năm 2022, vốn FDI vào ASEAN tăng kỷ lục lên gần 230 tỷ USD.

Các sếp tài chính tranh luận: 15 năm trước DN FDI đến Việt Nam đòi ưu đãi thuế, 10 năm trước hỏi chi phí nhân công, nay họ quan tâm gì? - Ảnh 2.

“Số vốn này đổ vào đâu? Đổ vào Singapore, Malaysia và Việt Nam, một ít vào Indonesia và Thái Lan, và rất ít vào Philippines”, ông Frederic Neumann - Kinh tế trưởng khối Nghiên cứu Kinh tế châu Á, Ngân hàng HSBC - cho biết.

Khi dịch chuyển chuỗi cung ứng, doanh nghiệp FDI quan tâm gì?

“Một điểm thú vị là chúng tôi nói nhiều về vấn đề thuế và chi phí lao động. 15 năm trước khi nói đến Việt Nam, mọi người luôn yêu cầu phải có cơ chế khuyến khích về thuế. 10 năm trước, họ hỏi chi phí lao động so với Trung Quốc thế nào”, ông Warrick nhớ lại.

Các sếp tài chính tranh luận: 15 năm trước DN FDI đến Việt Nam đòi ưu đãi thuế, 10 năm trước hỏi chi phí nhân công, nay họ quan tâm gì? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ.

Ở thời điểm hiện tại, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành KPMG Việt Nam và Campuchia cho biết các doanh nghiệp FDI quan tâm nhiều đến vị thế địa chính trị của Việt Nam cũng như các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tham gia khung ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, và Governance - Quản trị doanh nghiệp) - đây là bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng, tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng.

“Việt Nam cũng ký rất nhiều hiệp định thương mại song phương và hiệp định thương mại tự do. Đó là lý do khi doanh nghiệp muốn dịch chuyển chuỗi cung ứng, Việt Nam sẽ được hưởng lợi”, ông Warrick nói.

Ở góc độ ngân hàng, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans cho biết, khi ông hỏi lý do vì sao các doanh nghiệp nước ngoài muốn tới Việt Nam, họ nói đây là quốc gia có nền chính trị ổn định, hiệu quả về mặt chi phí, đồng tiền ổn định, lực lượng lao động chăm chỉ và thích ứng nhanh.

Các sếp tài chính tranh luận: 15 năm trước DN FDI đến Việt Nam đòi ưu đãi thuế, 10 năm trước hỏi chi phí nhân công, nay họ quan tâm gì? - Ảnh 4.

Ông Tim Evans - Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam. Ảnh: Bảo Bảo.

Khi phân tích các quốc gia khác trong khu vực, họ thấy không có nhiều cơ hội như vậy.

“Một điểm nữa là hiện nay chúng ta nói nhiều đến hệ sinh thái, như Hàn Quốc chẳng hạn, các doanh nghiệp Hàn Quốc có những ngành công nghiệp hỗ trợ đằng sau, tức họ có cả một hệ sinh thái đi kèm. Ví dụ như Hàn Quốc có thêm Lotte, hay Samsung”.

“Cùng với những diễn biến mới như sự kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden sang Việt Nam vừa qua, tôi cho rằng Việt Nam tiếp tục khai thác được lợi thế tốt trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu và tiếp tục thu hút được dòng vốn đầu tư”, ông Tim nói.

Lời khuyên tới các CEO, CFO trong thời buổi khó khăn: Quan sát 4C và 3D

Các sếp tài chính tranh luận: 15 năm trước DN FDI đến Việt Nam đòi ưu đãi thuế, 10 năm trước hỏi chi phí nhân công, nay họ quan tâm gì? - Ảnh 5.

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành KPMG Việt Nam và Campuchia thừa nhận các doanh nghiệp đang trong một năm khó khăn, và chưa hẳn năm sau có thể tốt hơn nhiều. Vì thế, trong tọa đàm chia sẻ với các CEO và CFO, ông cho rằng các sếp doanh nghiệp cần nhìn vào 4 chữ C, gồm:

- Cashflow (Dòng tiền): Nhìn vào dòng tiền và tiền mặt của doanh nghiệp.

- Capital (Vốn): Vốn lưu động để duy trì còn bao nhiêu? Chi phí vốn thế nào? Có rất nhiều doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán khó khăn trong năm Covid. Đối diện với các vấn đề khó khăn về thị trường chứng khoán, trái phiếu, cần xem xét về cấu trúc vốn để cân đối.

- Customer (Khách hàng): Cần rà soát lại và quan tâm tới khách hàng nhiều hơn trong giai đoạn khó khăn.

- Confidence (Sự tự tin).

“Chúng tôi yêu Việt Nam. Chúng tôi đều tin rằng mình đang ở môi trường kinh doanh phù hợp. Các doanh nghiệp hãy sẵn sàng đầu tư và hãy củng cố niềm tin của mình”, ông Warrick Cleine nhắn nhủ.

“Không phải đồ thị nào cũng tăng lên, mà sẽ là khi lên khi xuống. Cái chúng ta cần quan sát là xu hướng. Nhìn vào xu hướng với Việt Nam, tôi cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng”.

“Giữa các khó khăn ngắn hạn và định hướng dài hạn, chúng ta thấy gì? Tôi đến từ một ngân hàng, và tôi chọn 3D”, ông Tim Evans nói.

3 chữ D ông chọn cho thị trường Việt Nam là Dynamic - Sôi động; Demographic – Nhân khẩu học, thị trường tiêu dùng đang được hỗ trợ bởi sức tăng của tầng lớp trung lưu; và Digitalisation - Số hóa.

“Đó là 3 yếu tố tôi nghĩ sẽ thúc đẩy con đường phía trước của Việt Nam”, Tổng Giám đốc HSBC nhận định.

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM