Các hãng sản xuất ô tô và pin Trung Quốc đang nắm trong tay vũ khí giúp họ kiếm bội tiền mà không cần xuất khẩu nhiều xe hơi

18/04/2025 11:56 AM | Quốc tế

Các hãng ô tô và pin Trung Quốc đang đứng trước một cơ hội lớn.

Các hãng sản xuất ô tô và pin Trung Quốc đang nắm trong tay vũ khí giúp họ kiếm bội tiền mà không cần xuất khẩu nhiều xe hơi- Ảnh 1.

Các nhà sản xuất ô tô và pin Trung Quốc đang vượt qua các đối thủ Nhật Bản và Mỹ về chất lượng bằng sáng chế liên quan đến xe điện. Thực tế này mở ra cơ hội lớn, cho phép Trung Quốc cấp phép công nghệ để ứng phó với mối đe dọa thuế quan, theo Nikkei Asia.

Các công ty Trung Quốc, chẳng hạn như Contemporary Amperex Technology Co., Ltd. (CATL) và BYD, nắm giữ tương đối ít bằng sáng chế, theo Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu Mitsui & Co. (MGSSI). Tuy nhiên, những hãng này lại đạt điểm rất cao nếu xét về tầm ảnh hưởng công nghệ.

Ryusuke Ishiguro, giám đốc cấp cao của bộ phận sở hữu trí tuệ tại MGSSI, chia sẻ với Nikkei Asia: “Các công ty Trung Quốc có ít bằng sáng chế, song họ lại lựa chọn rất kỹ trước khi nộp đơn xin cấp”.

Theo các chuyên gia, các nhà sản xuất ô tô có thể sử dụng giấy phép sở hữu trí tuệ (IP) để đối phó với mức thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra mà không cần xây dựng nhà máy mới tại Mỹ. Việc cấp phép công nghệ cho một nhà sản xuất địa phương cho phép chủ sở hữu bằng sáng chế tránh được thuế quan và kiếm được tiền bản quyền.

MGSSI trích dẫn nhà sản xuất pin Trung Quốc CATL làm ví dụ.

“Công ty Trung Quốc không thể bán sản phẩm của mình nhưng có thể kiếm được phí cấp phép bằng sáng chế”, đại diện tổ chức nói. Theo nguồn tin, General Motors đang đàm phán mua pin từ một nhà máy đang được nhà cung cấp Nhật Bản TDK xây dựng tại Mỹ, dự kiến sẽ sử dụng công nghệ của CATL.

Việc cấp phép cũng có thể giúp các hãng ô tô lớn của Nhật Bản vượt qua được thuế quan - thứ UBS Securities ước tính có thể lên tới hơn 3,5 nghìn tỷ yên (24 tỷ USD). “Các hãng ô tô Nhật Bản phải tìm cách khác ... Sử dụng cấp phép bằng sáng chế có thể là ví dụ”, Ishiguro cho biết.

Các hãng sản xuất ô tô và pin Trung Quốc đang nắm trong tay vũ khí giúp họ kiếm bội tiền mà không cần xuất khẩu nhiều xe hơi- Ảnh 2.

Bằng sáng chế cũng ngày càng trở nên quan trọng vì các nhà sản xuất ô tô đang phát triển công nghệ lái xe tự động, công nghệ không phát thải tập trung vào phần mềm. “Có nhiều trường hợp không thể tạo ra các dịch vụ và sản phẩm mới nếu không hợp tác với nhiều công ty khác nhau. Trong những trường hợp như vậy, bằng sáng chế trở nên quan trọng”, ông nói.

MGSSI báo cáo gần đây có sự gia tăng đột biến về số lượng bằng sáng chế về giám sát, sạc và kiểm soát pin, trong bối cảnh các công ty phải vật lộn với thách thức kéo dài tuổi thọ và hiệu suất pin. MGSSI đã xếp hạng số lượng bằng sáng chế về xe điện của 20 công ty tại Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đức và Thụy Điển. Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota Motor có nhiều bằng sáng chế liên quan đến xe điện nhất, với tổng cộng 6.135 bằng sáng chế. Hyundai Motor của Hàn Quốc cũng đạt điểm cao với 2.250 bằng sáng chế tính đến tháng 11 năm 2024. Các công ty Trung Quốc, chẳng hạn như CATL, sở hữu 263 bằng sáng chế, trong khi BYD có 828 bằng.

Tuy nhiên, thứ hạng có sự khác biệt đáng kể khi các bằng sáng chế được chấm điểm dựa theo tác động công nghệ. CATL có điểm cao nhất là 2,7, so với điểm trung bình là 1,0. Các công ty Trung Quốc khác được xếp hạng trong top là Huawei và Aulton New Energy. Cả hai đều đạt 2,3 điểm.

Theo: Nikkei Asia

Vũ Anh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Làm phẳng cấu trúc: Bên trong chiến lược khiến 8.000 nhân viên Microsoft mất việc chỉ trong 5 tháng, nhiều big tech khác cũng đang áp dụng

Xu hướng của các Big Tech hiện nay như Amazon, Google và Microsoft là giảm bớt các vai trò quản lý cấp trung để tập trung nguồn lực cho kỹ sư và các cá nhân đóng góp chính.

Vietnam Airlines triệu tập gấp ĐHĐCĐ, bàn 2 chuyện cực kỳ quan trọng

Vietnam Airlines triệu tập đại hội cổ đông bất thường ngày 15/5 để trình kế hoạch tăng vốn điều lệ và dự án trị giá gần 93.000 tỷ đồng.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội ngàn năm hay thách thức thế kỷ?

"Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là cơ hội ngàn năm có một, nhưng nếu không sẵn sàng, nó cũng có thể là thách thức thế kỷ đối với ngành xây dựng Việt Nam nói chung và nhà thầu trong nước nói riêng" - ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam - cho hay.

Chính thức: VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt Bắc - Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và sẽ chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu tư của dự án, tương đương 312,33 nghìn tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD).