Cà phê chưa chuẩn vị, menu không phù hợp, giá lại 'trên trời': Những yếu tố khiến ông lớn Starbucks 'nhọc nhằn' ở Việt Nam

14/01/2020 08:56 AM | Kinh doanh

Những lý do lý giải cho việc Starbucks không thành công ở Việt Nam.

Tại sao Starbucks không thành công tại Việt Nam?

Starbucks có hơn 30.000 cửa hàng trên toàn cầu. Tuy nhiên, thương hiệu này mới chỉ có 46 cửa hàng tại Việt Nam, đất nước với dân số 97,34 triệu người.

Nếu so sánh thì Hoa Kỳ có gần 15.000 cửa hàng Starbucks và tại Úc, một quốc gia mà Starbucks cũng thất bại, cũng chỉ có khoảng 42 quán.

Hãy tìm hiểu vì sao ông lớn cà phê này lại gặp khó khăn ở Việt Nam.

1. Starbucks sử dụng Hạt cà phê Arabica, nhưng Việt Nam có hạt Robusta đậm hơn

Cà phê đá truyền thống của Việt Nam, còn được gọi là cà phê sữa đá là một trong những đồ uống phổ biến nhất trong cả nước.

Điều gì làm cho cà phê Việt này khác biệt như vậy? Nó có hạt cà phê Robusta đậm hơn với hàm lượng caffeine cao hơn so với hạt arabica của Starbucks.

Hạt cà phê arabica Starbucks chứa 1,5% caffeine. Nhưng nếu một khách hàng Việt Nam muốn một ly cà phê đậm hơn, thì hạt cà phê Robusta trong cà phê sữa đá có thể giúp họ tăng năng lượng cần thiết với hàm lượng caffeine lên tới 2,7%.

Starbucks dường như không quan tâm đến hàm lượng caffeine này và rõ ràng, họ không muốn bứt phá cà phê kiểu Mỹ.

2. Việt Nam là một cường quốc sản xuất cà phê

Người Pháp đã đưa cà phê vào Việt Nam vào thế kỷ 19, và ngày nay, sản xuất và xuất khẩu cà phê đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước.

Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Năm 2016, quốc gia Đông Nam Á này đã sản xuất 1,6 triệu tấn cà phê.

Nhưng điều này thì liên quan gì đến Starbucks? Thật ra rất đơn giản. Các chủ quán cà phê địa phương không cần phải trải qua những thủ tục phức tạp để nhập khẩu cà phê. Họ đã có cả kho cà phê Robusta đậm vị, mở mắt ra là thấy cà phê robusta bên ngoài cửa nhà mình.

Cà phê chưa chuẩn vị, menu không phù hợp, giá lại trên trời: Những yếu tố khiến ông lớn Starbucks nhọc nhằn ở Việt Nam - Ảnh 1.

3. Menu không phù hợp với Việt Nam

Bạn đã bao giờ nghe nói về cà phê trứng của Việt Nam chưa? Cà phê trứng là một loại đồ uống được sản xuất bằng cách sử dụng lòng đỏ trứng, đường, sữa đặc và cà phê Robusta. Có một số loại cà phê ở Việt Nam với sữa chua và trái cây có thể gây ngạc nhiên cho người phương Tây.

Mặt khác, Starbucks đã giới hạn thực đơn tiếng Việt của mình chủ yếu là các loại flat white và latte thông thường. Nhu cầu cà phê truyền thống ở Việt Nam rất lớn nhưng Starbucks lại không thể đáp ứng

Không điều chỉnh thực đơn của mình để thu hút khách hàng địa phương cũng là lý do McDonald’s thất bại tại Việt Nam. Người ta đã chứng minh được rằng, lý do McDonald’s và Starbucks không thể sinh lợi vì cứ khăng khăng sử dụng thực đơn của người Mỹ mà không chịu thay đổi.

4. Cạnh tranh khốc liệt với dân bản địa

Khi các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam, họ đã phải đối mặt với hàng ngàn cửa hàng địa phương nơi đây..

Các quán lề đường kiểm soát gần 80% hoạt động kinh doanh nhà hàng. Bởi nếu các doanh nghiệp nước ngoài không điều chỉnh thực đơn và giá cả để thu hút sự chú ý của khách hàng, thì sẽ rất khó để chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường, nếu không nói là không thể.

5. Khách hàng Việt Nam không ghé Starbucks vì cà phê

Cà phê chưa chuẩn vị, menu không phù hợp, giá lại trên trời: Những yếu tố khiến ông lớn Starbucks nhọc nhằn ở Việt Nam - Ảnh 2.

Như bạn có thể tưởng tượng, giá cà phê trung bình tại một cửa hàng Starbucks ở Việt Nam cao hơn các quán cà phê địa phương rất nhiều. Điều này không ngăn cản khách hàng ghé Starbucks. Tuy nhiên, tần suất họ ghé thăm chắc chắn bị ảnh hưởng.

Các khách hàng Việt Nam, đặc biệt là những người có thu nhập tốt có thể mua cà phê đắt tiền, ghé Starbucks để thay đổi thói quen thông thường và trải nghiệm điều khác biệt một lần.

Những dịp đặc biệt, chẳng hạn như một cuộc hẹn hò, cũng có thể khiến mọi người ghé thăm chuỗi cà phê Mỹ này. Nó giống như khi ai đó ở thỉnh thoảng đến một khách sạn năm sao để nuông chiều bản thân họ.

Nhưng điều đó rất hiếm bởi chẳng ai làm chuyện này thường xuyên cả.

Khi một sản phẩm có nhu cầu cao, cạnh tranh chắc chắn sẽ rất khó khăn. Cà phê không phải là một sản phẩm được cấp bằng sáng chế và chỉ những người có quyền thích hợp mới có thể bán nó. Bất cứ ai cũng có thể bán cà phê.

Việt Nam là trung tâm sản xuất cà phê, và ở đây có một nền văn hóa cà phê với thực đơn độc đáo mà hầu như không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Khi nào Starbucks thay đổi táo bạo trong thực đơn của mình, chẳng hạn như cho khách hàng lựa chọn hạt cà phê Robusta hay arabica hoặc thêm một số đồ uống địa phương vào menu, thì lúc đó doanh số mới có thể tăng vọt.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM