BS sốc vì bé 6 tuổi hỏng toàn bộ dạ dày, nguy cơ ung thư vì thói quen "huyền thoại" của bà

17/11/2019 16:26 PM | Sống

Bác sĩ "sốc" với kết quả nội soi dạy dày của bé 6 tuổi, khi toàn bộ niêm mạc bị xung huyết viêm, nổi sần và có chỉ định sinh thiết ung thư.

Thói quen yêu thương trao bệnh tật

Mới đây, bác sĩ Tô Quang Huy gặp một trường hợp bệnh nhi bị viêm dạ dày có vi khuẩn HP khá nặng do thói ăn cơm nhá của bà.

Bệnh nhi N.T.N.M (sinh năm 2003, tại Hà Nội), 2 tuổi bé được bố mẹ gửi về cho bà nội chăm sóc. Tới khi 3 tuổi bé M bắt đầu bị đau bụng, nôn trớ nhiều. Gia đình bệnh nhi đã cho đi khám nhưng bệnh không thuyên giảm.

Theo gia đình bệnh nhi thì trong suốt 3 năm qua bé được đưa đi khám nhưng không tìm ra nguyên nhân.

Thời gian gần, bé M ăn nôn trớ nhiều, đi ngoài phân đen nên đã đưa đi khám. Kết quả chẩn đoán, bệnh nhân M bị xung huyết và viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày; Nổi sần toàn bộ niêm mạc dạ dày; Dương tính với Hp. Chỉ định sinh thiết ung thư dạ dày.

Bố mẹ bệnh nhi cho biết, bà nội cháu có Hp hằng ngày vào những bữa ăn, bà đều nhai cơm và mớm cho bé. Một năm sau, bé đó bắt đầu nôn khan, người càng ngày càng gầy, xanh đi.

 BS sốc vì bé 6 tuổi hỏng toàn bộ dạ dày, nguy cơ ung thư vì thói quen huyền thoại của bà - Ảnh 1.

Hình ảnh viêm loét dạ dày của bé 6 tuổi, BSCC.


Theo bác sĩ Tô Quang Huy, Hp là một loại xoắn khuẩn Gr-, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày, có thể tìm thấy qua dịch miệng họng những người viêm loét dạ dày do Hp.

90% dân số đều có Hp trong dạ dày. Nhưng thực ra đa số Hp không gây bệnh, chỉ những Hp mang gen có độc lực mới gây bệnh và chúng rất dễ lây qua dịch tiết họng nếu chúng ra truyền "nước bọt" sang trẻ em.

Thói quen cực xấu rất nhiều người vẫn làm

Bác sĩ Tô Quang Huy khuyến cáo: "Hiện nay, người lớn có một số thói quen cực xấu gây bệnh tật cho trẻ như: hôn trực tiếp môi trẻ, mớm cơm cho trẻ có thể khiến trẻ nhiễm Hp.

Đối với trường hợp của bé M, việc điều trị sẽ rất khó khăn trong việc chọn lựa kháng sinh và giảm tiết dịch vị. Trẻ nhỏ tuổi khi nhiễm Hp sẽ phải sống chúng với lũ trong tình cảnh: nôn trớ, suy dinh dưỡng, viêm hô hấp trên, thiếu máu trong thời gian quá dài".

Để tránh mang nguồn bệnh cho trẻ bác sĩ Tô Quang Huy lưu ý:

- Cấm hôn trực tiếp môi bé, nhất là người có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng kể cả khi không có biểu hiện

- Cách ly không cho trẻ dùng chung cốc, bát... với người đang nhiễm Hp

- Không được mớm cháo cho bé bằng chính miệng của người lớn.

Khi nào nghi ngờ bé bị trào ngược do Hp:

- Xuất huyết tiêu hóa ( nôn ra máu, ỉa phân đen) gặp ở 50% trẻ em

- Đau thượng vị giống người lớn. Giai đoạn đầu thường đau mơ hồ chủ yếu vùng quanh rốn (tất nhiên không phải bé nào đau cũng là viêm loét vì còn có đau bụng chức năng là đa số)

Tính chất đau ở trẻ em: ít khi đau cấp tính như ở người lớn, đau âm ỉ, kéo dài vài phút đến vài giờ, kéo dài vài tuần, giảm đau sau khi ăn

- Thiếu máu nặng. Biếng ăn, chán ăn, nôn. Đôi khi đi ngoài phân đen do xuất huyết tiêu hoá

- Thường biểu hiện rõ ở trẻ 3 tuổi

Theo bác sĩ Tô Quang Huy, điều trị Hp ở người lớn và trẻ nhỏ đều phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Người dân tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc, không còn thuốc điều trị.

Theo Ngọc Minh

Cùng chuyên mục
XEM