Bố tôi dặn: Trong nhà có 4 thứ nên hạn chế di chuyển, tôi phớt lờ cho đến khi tự mình kiểm chứng
Thực lòng khuyên bạn nên để những món này đứng im 1 chỗ.
Điều rắc rối nhất trong mỗi lần chuyển nhà không hẳn là đồ đạc ngổn ngang hay áo quần chất đống, mà hầu hết đều đến từ những thiết bị điện tử trong nhà. Một số món có tuổi thọ cao, thông thường sử dụng hơn chục năm cũng chẳng gặp vấn đề gì, nhưng chỉ cần di chuyển đi xa là có thể hỏng hóc bất cứ lúc nào.
Bố tôi - một người có kinh nghiệm sống phong phú đã luôn căn dặn rằng nên hạn chế di chuyển 4 thiết bị quen thuộc trong nhà. Đơn giản là vì ông nhận thức được những rủi ro và sự phức tạp khi di chuyển những món đồ này.
1. Điều hòa
Việc di chuyển điều hòa tưởng đơn giản nhưng thực tế lại ẩn chứa nhiều rủi ro. Bởi điều hòa vốn là thiết bị điện tử có cấu trúc phức tạp, vậy nên trong quá trình tháo rời và di chuyển có thể khiến các bộ phận này bị va đập, rơi vỡ, hoặc đơn giản là lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Chưa kể đến việc, nhiều thợ tay nghề yếu còn không thể lắp đặt điều hòa 1 cách chính xác, chẳng hạn như không làm kín các mối nối, không căn chỉnh đúng các ống dẫn... Điều này sẽ khiến điều hòa hoạt động kém hiệu quả, thậm chí còn có thể gây cháy nổ nếu bị rò rỉ gas.
Hiểu được sự phức tạp của việc di chuyển điều hòa, vậy nên nhiều người không ngại chi số tiền lớn để thuê các dịch vụ lắp đặt chuyên nghiệp. Đặc biệt là với những điều hòa đã sử dụng nhiều năm, thay vì tháo lắp và di dời cồng kềnh, một số người sẽ chọn phương án bán thiết bị cũ và thêm tiền mua cái mới.
2. Tủ lạnh
"Ngang ngược" như điều hòa chắc chắn phải nhắc đến tủ lạnh. Thiết bị này hoạt động bền bỉ 365 ngày trong năm nhưng chỉ cần 1 lần thiếu cẩn thận khi di chuyển, hoàn toàn có thể khiến chúng "lâm bệnh". Bởi khi di chuyển, tủ lạnh có thể bị gãy hoặc hỏng hệ thống ống dẫn gas. Từ đó làm rò rỉ gas khiến giảm hiệu suất đông lạnh, đồng thời gây nguy hiểm cho người dùng.
Thêm vào đó, các bộ phận điện tử như hệ thống điều khiển, mạch điện, máy nén rất dễ hư hỏng, nứt vỡ khi bị nghiêng ngả trong quá trình di chuyển. Những sự cố này có thể là nguyên nhân khiến tủ lạnh không hoạt động bền bỉ như lúc đầu.
Giờ thì tôi đã hiểu vì sao nhiều gia đình nhất định không mua tủ lạnh cũ, có lẽ họ sợ thiết bị hoạt động tốt nhưng quá trình di chuyển sẽ khiến chúng gặp vấn đề rắc rối. Nếu buộc phải di chuyển tủ lạnh trong nhà, bạn nhớ chú ý để luôn giữ tủ lạnh thẳng đứng suốt hành trình. Và sau khi lắp đặt vào nhà, hãy để tủ lạnh đứng yên khoảng 24 giờ rồi mới cắm điện và sử dụng.
3. Máy giặt
Sau lần chuyển nhà và chứng kiến cảnh tượng máy giặt đang hoạt động ngon nghẻ bỗng trở thành "phế liệu", tôi đã hoàn toàn tin vào lời chia sẻ của bố.
Máy giặt vốn được thiết kế với hệ thống cấp nước và xả nước qua các ống nối nên khi di chuyển, phải bảo vệ kỹ các bộ phận này nếu không chúng sẽ gãy và rò rỉ. Ngoài ra, hệ thống giảm xóc của máy giặt cũng rất quan trọng, vì sự rung lắc nghiêng ngả khi di chuyển có thể làm lệch vị trí, khiến thiết bị hoạt động kém ổn định và phát ra tiếng ồn lớn.
Đây cũng là lý do khiến máy giặt nhà tôi kể từ sau lần chuyển nhà cứ kêu ầm ĩ đến đau đầu, dùng được thêm 1 tháng là chúng liên tục xuất hiện sự cố. Tôi sợ cộng dồn tiền sửa từ ít cũng thành nhiều, vậy nên đã quyết định mua mới để yên tâm sử dụng.
4. Đèn trần
Đèn trần "lành" hơn nhiều so với 3 thiết bị phía trên, nhưng vẫn cần hết sức chú ý trong vấn đề tháo rời và di chuyển. Đèn trần đặc biệt là những thiết kế vừa to vừa đẹp, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được thực hiện di dời đúng cách. Trước hết, tấm đáy của đèn rất dễ biến dạng. Nó chỉ là một tấm đáy mỏng nhưng có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ các bộ phận điện, làm cho đèn trần trở nên kín và tránh bụi bẩn, côn trùng xâm nhập.
Thêm vào đó, các mẫu đèn pha lê, thủy tinh còn rất dễ trầy xước và làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như sự phân tán ánh sáng của đèn. Nhìn chung, di chuyển đèn trần không quá phức tạp nhưng nhiều rủi ro. Nếu cần di chuyển, bạn hãy bọc kỹ từng bộ phận của đèn bằng xốp dày hoặc bọc chống sốc nhé!
Nguồn: Toutiao