Bộ phim "Sinkhole" vén màn bi kịch sở hữu nhà ở của người trẻ Hàn Quốc: Giá khu bình dân tăng cao hơn khu nhà giàu, phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc

27/09/2021 14:22 PM | Kinh doanh

"Sinkhole" đã mang về hơn 10,5 triệu USD, là bộ phim có doanh thu cao thứ bảy trong năm, theo số liệu từ Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc. Từ lâu, điện ảnh Hàn Quốc đương đại đã sử dụng kịch bản thảm họa để khai thác các chủ đề về bất bình đẳng và sự bất ổn, cũng như sự thất bại của chính phủ.

"Sinkhole" là bộ phim của Hàn Quốc trong mùa hè vừa qua. Nội dung xoay quanh người trụ cột trong gia đình Park Dong-won, anh ấy làm việc văn phòng và tích góp tiền để đạt được mục tiêu mua nhà. Sau 11 năm làm việc, anh ấy có đủ số tiền tiết kiệm mua một căn hộ. Park hy vọng rằng sở hữu căn nhà sẽ giúp gia đình ở gia nhập vào tầng lớp trung lưu…Tuy nhiên bi kịch xảy đến lột tả được một góc đời sống kinh tế xã hội của đô thị Hàn Quốc hiện đại.

Các bức tường nhà Park bắt đầu nứt và căn hộ của gia đình bị nghiêng đến mức viên bi lăn ra một góc sau khi được đặt trên sàn nhà. Anh và những người hàng xóm không thể thống nhất về cách thức sửa chữa. Nền đất bên dưới tòa nhà bất ngờ sụp xuống tạo thành hố sụt sâu đẩy bọn họ vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc…

Bộ phim gây được tiếng vang lớn đối với khán giả trong thời điểm tỷ lệ chi phí tiêu trên thu nhập cho nhà ở tại Seoul đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2020. Đại dịch Covid-19 làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và giá nhà đất tăng chóng mặt khiến khiến giấc mơ sở hữu nhà của nhiều người tan biến.

Kết quả khảo sát cuối năm 2020 do công ty điều hành dịch vụ nhà ở Honjok King thực hiện cho thấy 78,6% người Hàn ở độ tuổi 26-30 đang sống trong các căn hộ studio (dưới 20m2). Theo ngân hàng KB Kookmin, giá trung bình cho một căn hộ ở thủ đô là 964,8 triệu won vào tháng 2/2021. Trong khi đó, dữ liệu thống kê năm 2020 cho thấy một công dân Hàn Quốc có thu nhập khoảng 37,4 triệu won/năm.

Mỗi công dân phải tiết kiệm trong khoảng 26 năm để sở hữu một căn hộ tầm trung. Song, giá nhà vẫn sẽ tiếp tục gia tăng theo thời gian.

Trước tình hình này, chính quyền thành phố Seoul và các cơ quan chức năng đang lên kế hoạch xây dựng khu nhà giá rẻ gần ga tàu điện ngầm dành cho các chủ hộ trẻ tuổi. Đối tượng thuộc chính sách này gồm những người trẻ độc thân hay các cặp vợ chồng dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, nhiều người không mấy tin tưởng vào chính sách này.

Bộ phim Sinkhole vén màn bi kịch sở hữu nhà ở của người trẻ Hàn Quốc, giá khu vực bình dân tăng cao hơn khu vực giàu có, mịt mờ con đường bước vào thế giới trung lưu - Ảnh 1.

Theo trang thống kê Numbeo, bất chấp hơn 20 chính sách hạ nhiệt được chính phủ Tổng thống Moon Jae-in đưa ra, giá căn hộ ở Seoul đã tăng 74% kể từ năm 2017 - tốc độ nhanh nhất thế giới, vượt mức 12 triệu won/m2 (11.000 USD) trong năm 2020.

Hiện tại, giá nhà ở các khu vực tương đối bình dân thậm chí còn tăng cao hơn. Giá căn hộ ở Nowon tăng 33%, ở Gangbuk 31,4% và ở Dobong 28,4%, tăng với tốc độ nhanh hơn hẳn khu nhà giàu Gangnam (13,6%), Seocho (11%) và Songpa (16,9%).

Các chủ đề về lĩnh vực kinh tế của bộ phim phản ánh một cuộc sống thực đang tồn tại. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên rõ ràng hơn, giá của những căn hộ bình dân lại tăng cao, khiến các hộ gia đình có thu nhập thấp ngày càng khó tiếp cận thị trường nhà ở.

Một nghiên cứu của Bộ đất đai cho thấy tỷ lệ sở hữu nhà ở Hàn Quốc lần đầu tiên giảm vào năm 2020, bất chấp nền kinh tế Hàn Quốc vẫn ở trong tình thế tích cực.

Chính phủ đã thực hiện ba đợt kích thích tiêu dùng trong suốt đại dịch và vào cuối tháng 7/2021, Quốc hội cũng thông qua một ngân sách bổ sung trị giá 34,9 nghìn tỷ won (gần 30 tỷ USD) để hỗ trợ các hộ gia đình và các kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, thị trường bất động sản phát triển "nóng".

Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đã mô tả về Sinkhole: "Những năm làm việc kéo dài và tiền tiết kiệm giảm xuống là kịch bản tồi tệ nhất mà người Hàn Quốc có thể tưởng tượng".

Ứng Minh

Cùng chuyên mục
XEM