Bỏ ăn cơm hoàn toàn để hạ đường huyết, sau 6 tháng người đàn ông U60 vẫn bị tiểu đường: Ăn tinh bột thế nào để không "rước bệnh"?

05/03/2024 20:20 PM | Sống

Ít ai ngờ rằng, dù cắt bỏ hẳn tinh bột khỏi khẩu phần ăn, bạn vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường.

Ông Trần, 54 tuổi, ở Trung Quốc gần đây tình cờ thấy một bài đăng trên mạng xã hội nói rằng lượng đường trong máu tăng cao là do ăn quá nhiều cơm trắng (carbohydrate). Ông tưởng rằng, chỉ cần cắt giảm cơm trắng trong các bữa ăn là có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lo lắng cho sức khỏe của mình, ông quyết định thay đổi thói quen ăn uống. Kết quả là, sau 20 ngày cắt bỏ hoàn toàn cơm trắng, chỉ số đường huyết của ông giảm đáng kể. Tuy nhiên, điều không ngờ là, sau 6 tháng, khi đi khám sức khỏe định kỳ, ông vẫn mắc bệnh tiểu đường.

Niềm tin sai lầm

Một nhóm học giả Canada đã công bố một báo cáo nghiên cứu có liên quan tới bệnh tiểu đường trên tạp chí y khoa "Lancet Public Health". Kết quả nghiên cứu chỉ ra bất lợi về thực phẩm chứa nhiều carbohydrate đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 15.000 người được hỏi và nhận thấy rằng lượng carbohydrate nạp vào quá ít hay quá nhiều đều sẽ làm giảm tuổi thọ. Hơn nữa, bắt đầu từ tuổi 50, ăn quá nhiều carbohydrate sẽ làm giảm tuổi thọ 1 năm, nhưng ăn quá ít carbohydrate thậm chí sẽ làm giảm tuổi thọ 4 năm.

Điều gì xảy ra khi bạn cắt bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi bữa ăn?

Ngày nay, ngày càng có nhiều người cắt bỏ carbohydrate khỏi chế độ ăn vì lý do bảo vệ sức khỏe hoặc giảm cân. Nhưng họ không nhận ra rằng tác dụng phụ của việc cắt giảm carbohydrate còn nghiêm trọng hơn.

Người đàn ông U54 mỗi ngày chỉ ăn rau không cơm, sau 6 tháng đường huyết thay đổi



1. Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não

Một nghiên cứu mới của nhóm từ Bệnh viện St. Paul ở Canada và Đại học British Columbia cho thấy những người tham gia không ăn hoặc ăn ít carbohydrate có tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh tim mạch là 9,8%, so với tỷ lệ 4,3% ở những người ăn một lượng kiểm soát carbohydrate. Số liệu cho thấy, việc cắt giảm carbohydrate sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp đôi.

2. Hơi thở hôi

Tạp chí "Reader's Digest" của Mỹ đăng tải 1 báo cáo nói rằng lượng carbohydrate hấp thụ hàng ngày dưới 50 gram có thể gây hôi miệng. Bởi vì một phần nguyên nhân gây hôi miệng là các loại khí cay nồng thoát ra do cơ thể tiêu thụ chất béo và protein trong cơ thể khi bạn ăn chế độ low-carb .

3. Suy dinh dưỡng

Khi không ăn thực phẩm chứa carbohydrate, lượng calo cung cấp cho cơ thể không đủ dẫn tới cơ thể sẽ tiêu tốn một lượng lớn protein để lấy năng lượng, dẫn đến lượng protein cần thiết cho cơ thể giảm đáng kể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thể lực kém, rụng tóc, và khả năng miễn dịch giảm sút.P hụ nữ cũng sẽ có kinh nguyệt thất thường hơn.

Người đàn ông U54 mỗi ngày chỉ ăn rau không cơm, sau 6 tháng đường huyết thay đổi

4. Thoái hóa chức năng não

Người không ăn cơm (thực phẩm chứa carbohydrate lâu ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của não. Vì năng lượng cho hoạt động của não rất cần carbohydrate. Nếu lượng carbohydrate nạp vào không đủ sẽ gây ra suy nghĩ chậm, trí nhớ kém, vận động chậm và các hiện tượng khác.

5. Hệ miễn dịch suy yếu

Người lâu ngày không ăn cơm khả năng miễn dịch kém do bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ, hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến tần suất mắc bệnh cao hơn. Do thiếu chất nên khẩu phần ăn dễ mất cân đối, dẫn đến ăn nhiều dầu mỡ và các chất dinh dưỡng khác để bù đắp. Ăn nhiều chất béo khi bụng đói sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch … Ăn quá nhiều cá, tôm, thịt lợn giàu protein cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, gan và thận, đồng thời làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa .

Tóm lại, ăn quá nhiều hoặc quá ít carbohyrate đều không tốt. Một chế độ ăn uống lành mạnh cần đảm bảo lượng ăn vào cân bằng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, ăn quá ít thực phẩm thiết yếu cũng sẽ gây ra các phản ứng bất lợi như hạ đường huyết, nhiễm toan ceton…

Trên thực tế, khi một bữa ăn bình thường không chỉ có cơm không. Hầu hết đều được kết hợp với các thức ăn đa dạng khác. Hầu hết các loại rau đều là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giúp đường huyết cân bằng. Một khẩu phẩn ăn cân bằng dinh dưỡng có thể giúp ích, giúp chúng ta kiểm soát lượng đường trong máu một cách hợp lý.

Nên ăn thực phẩm giàu carbohydrate như thế nào?

 

Người đàn ông U54 mỗi ngày chỉ ăn rau không cơm, sau 6 tháng đường huyết thay đổi


-Khối lượng tinh bột tối ưu là 250g – 400g/ngày. Khi nấu cơm, bạn có thể kết hợp thêm ngũ cốc nguyên hạt, khoai… để tăng cường chất xơ, khoáng chất, protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác.

-Đa dạng các loại tinh bột: Ngoài cơm gạo, các loại ngũ cốc khác cũng phù hợp để cung cấp carbohydrate cho cơ thể. Bạn có thể thay thế cơm trắng bằng các loại hạt để dinh dưỡng toàn diện hơn, đồng thời có thể kiểm soát lượng đường trong máu.

-Cách nấu ăn: Phương pháp nấu ăn khác nhau sẽ mang tới kết cấu thực phẩm khác nhau và ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hấp, hầm, luộc để thực phẩm giữ nguyên dinh dưỡng, món ăn tốt cho sức khỏe hơn.

Thực tế, năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người cần được lấy từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Hành vi cắt giảm 1 nhóm chất hoàn toàn khỏi chế độ ăn là một quan niệm sai lầm về và khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng thiết yếu. Khoa học đã chứng minh, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ phù hợp hơn với nhu cầu sức khỏe của con người.

Lưu Ly

Theo Lưu Ly

Cùng chuyên mục
XEM