Bí mật đằng sau hàng ngàn bảo tàng 'ma' tại Trung Quốc

26/06/2019 11:30 AM | Xã hội

Số lượng bảo tàng ở Trung Quốc đã tăng và đạt số lượng hơn 5.100, so với chỉ 349 bảo tàng vào năm 1978. Mặc dù vậy, trái với bề ngoài hào nhoáng và đồ sộ, những bảo tàng này thường không có khách tham quan, thậm chí còn chẳng có hiện vật triển lãm bên trong.

Trong khi các bảo tàng phương Tây thường phải đối mặt với thách thức làm sao có thể trưng bày các bộ sưu tập đồ sộ của mình, thì tại Trung Quốc lại xảy ra vấn đề ngược lại: Rất nhiều bảo tàng ở Trung Quốc rộng lớn và đẹp đẽ, nhưng lại không hoạt động thậm chí bên trong cũng không có hiện vật nào. Mặc dù không có con số chính thức, nhưng những nghiên cứu độc lập đã đưa ra con số lên đến hàng ngàn bảo tàng.

Bí mật đằng sau hàng ngàn bảo tàng ma tại Trung Quốc - Ảnh 1.

Bảo tàng Ordos

Bí mật đằng sau hàng ngàn bảo tàng ma tại Trung Quốc - Ảnh 2.

Trung tâm triển lãm nghệ thuật Henan

Bí mật đằng sau hàng ngàn bảo tàng ma tại Trung Quốc - Ảnh 3.

Bảo tàng nghệ thuật Trung Quốc

Bí mật đằng sau hàng ngàn bảo tàng ma tại Trung Quốc - Ảnh 4.

Bảo tàng quốc tế Thượng Hải

Được thúc đẩy bởi chính sách kinh tế và văn hóa của đất nước, sự bùng nổ bảo tàng ở Trung Quốc là một phần của dự án phát triển địa phương bao gồm du lịch, cải tạo đô thị và phục hồi các điểm khảo cổ. Mục tiêu của Trung Quốc là xây dựng một bảo tàng cho mỗi 250.000 người vào năm 2020.

Kết quả là hàng ngàn bảo tàng được xây dựng trên khắp đất nước trong thập kỷ qua. Ước tính, Trung Quốc hiện có khoảng 5100 bảo tàng và các tổ chức liên quan.

Mục tiêu là tốt, nhưng quá trình thực hiện bộc lộ một số vấn đề. Đã nhiều bằng chứng chứng minh những bảo tàng xây dựng không hoặc chỉ dựa rất ít vào lợi ích của số đông nhân dân.

Nhiều bảo tàng không được quy hoạch xây dựng tốt. "Không thể chối cãi rằng hàng ngàn bảo tàng mới- bao gồm nhiều lĩnh vực từ lịch sử, nghệ thuật, tự nhiên và khoa học cho đến văn hóa cổ truyền nhưng nhiều trong số đó không được sử dụng", theo chuyên gia Leksa Lee, chuyên gia về nghiên cứu toàn cầu Trung Quốc ở Đại học New York Thượng Hải.

Bí mật đằng sau hàng ngàn bảo tàng ma tại Trung Quốc - Ảnh 5.

Một bảo tàng ở Thượng Hải

Thượng Hải thậm chí khởi công xây dựng hai bảo tàng nghệ thuật đối diện chỉ cách nhau 1 ngày.

Một cuộc cạnh tranh xây dựng bảo tàng khốc liệt giữa các thành phố đã xảy ra, khi mỗi thị trưởng muốn xây dựng bảo tàng hoành tráng hơn, thu hút sự chú ý hơn và được thiết kế bởi các kiến trúc sư nổi tiếng hơn so với các thành phố khác. Những dự án với mục đích phù phiếm này nhằm thể hiện năng lực của của các quan chức chính quyền địa phương hơn là mục đích triển lãm thực sự.

Không chỉ vậy, bảo tàng và các cơ sở văn hóa khác là một phần lớn trong việc tạo bản sắc và xây dựng thương hiệu của các thành phố và quận mới của Trung Quốc, những nơi thường không có lịch sử hay những câu chuyện nổi bật để có thể thu hút khách du lịch.

Thiếu chi phí hoạt động

Khoảng 90% tất cả các bảo tàng ở Trung Quốc là miễn phí. Theo World Bank, các địa phương Trung Quốc phải chi 80% chi phí hoạt động trong khi chỉ nhận 40% trợ cấp từ chính phủ, do đó họ luôn trong tình trạng thiếu thốn chi phí và luôn cần có các dòng thu nhập mới.

Bí mật đằng sau hàng ngàn bảo tàng ma tại Trung Quốc - Ảnh 6.

Chi phí duy trì bảo tàng là rất lớn

Các dự án phát triển đô thị hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất đã là câu trả lời cho hầu hết các đô thị. Theo thống kê, chỉ riêng việc bán đất thường chiếm tới 40% cho doanh thu địa phương.

Tuy nhiên, một khi việc xây dựng kết thúc, không có gì đảm bảo những bảo tàng hay địa điểm văn hóa đó sẽ được sử dụng. Không phải là họ không thể thuê ai đó làm quản lý để phát triển nội dung, mà họ không thực sự quan tâm đến việc đó.

Một phóng viên đã ví những lần đến tham quan những bảo tàng này như "một chuyến đi bộ vào một bể bơi Olympic trống rỗng".

Bí mật đằng sau hàng ngàn bảo tàng ma tại Trung Quốc - Ảnh 7.

Từ lâu Trung Quốc thường có sự ám ảnh về phát triển bùng nổ càng nhiều càng tốt. Nhưng thực tế là không phải mỗi địa phương đều có đủ tài nguyên văn hóa và lịch sử để triển lãm. Khi các quốc gia trải qua thời kỳ chiến tranh, nghệ thuật và các hiện vật văn hóa quý giá là một trong những thứ đầu tiên bị phá hủy, hoặc bị bán hoặc buôn lậu.

Có thể nói, những bảo tàng trống ở Trung Quốc không phải là một nghịch lý của sự phát triển hiện đại, mà là một sự "bối rối" trong phát triển văn hóa quốc gia, một "vết sẹo" của nền văn minh lâu đời nhất trong lịch sử - mà nay dường như đã cạn kiệt những hiện vật để trưng bày.

M.M.M

Cùng chuyên mục
XEM