G20 thắp sáng hy vọng cho những doanh nghiệp Mỹ muốn ông Trump đừng đánh thuế Trung Quốc

25/06/2019 14:13 PM | Xã hội

Apple, Microsoft, Dell, HP…và một loạt công ty công nghệ khác đã đệ trình đơn xin miễn thuế quan cho các sản phẩm của họ sản xuất tại Trung Quốc và cuộc gặp thượng đỉnh cuối tuần giúp họ có thêm hy vọng.

Các công ty công nghệ New York đã cảm thấy ngòi nổ của  cuộc chiến thương mại leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gần đến họ. Và họ đang cố gắng tránh một đợt thuế quan mới nhằm vào lĩnh vực công nghệ của Mỹ.

Hơn nửa tá các công ty công nghệ lớn đã viết thư cho Chính quyền Trump đề nghị không đánh vào các sản phẩm họ sản xuất tại Trung Quốc trong đợt thuế quan bổ sung.

Nhà Trắng đã đề xuất một dự luật sẽ áp thuế 25% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa phải chịu thuế. Thuế quan sẽ áp dụng cho một loạt các sản phẩm, từ thực phẩm đến áo phông và giày. Nó cũng sẽ bao gồm máy tính xách tay, máy chơi game video, vỏ pin và các sản phẩm khác. Đối những sản phẩm này, các công ty công nghệ cho biết, việc áp thuế quan sẽ làm tăng chi phí cho người tiêu dùng hoặc ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà sản xuất.

Trong các hồ sơ công khai bình luận về đề xuất này, Apple (AAPL) , Dell Technologies (DELL), HP (HPQ), Intel (INTC), Microsoft (MSFT), Sony (SNE) và Nintendo (NTDOY) yêu cầu các sản phẩm của họ được loại trừ khỏi danh sách hàng hóa mà thuế quan sẽ áp dụng. Hiệp hội Công nghệ tiêu dùng cũng đã gửi thư yêu cầu chính phủ Mỹ xây dựng quy trình cho các công ty yêu cầu hàng hóa của họ được loại trừ khỏi thuế quan, cho rằng tăng thuế là cách làm sai lầm để cải thiện mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung.

"Không ai chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại, và một cuộc chiến thuế quan leo thang sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho các doanh nghiệp, công nhân và người tiêu dùng Mỹ", Hiệp hội viết.

Biểu thuế được đề xuất là sự tiếp nối của một tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Tháng trước, Mỹ đã tăng thuế đối với hàng xuất khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc từ 10% lên 25%. Trung Quốc đã đáp trả bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ, như bông và ngũ cốc. Hai nước cũng đã hoán đổi các biện pháp trả đũa khác, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ đối với công ty điện thoại thông minh Trung Quốc Huawei.

Tranh chấp thương mại đã buộc một số công ty công nghệ phải tìm "bến đỗ" khác bên ngoài biên giới Trung Quốc, chủ yếu ở Đông Nam Á, để sản xuất hàng hóa của họ. Tuy nhiên, rời khỏi Trung Quốc cần cả một quá trình mất thời gian và tốn kém. Bởi vì, trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã tích lũy cơ sở hạ tầng, nhân sự có chất lượng cao và nhà cung cấp cần thiết cho sản xuất.

Giảm sự đóng góp và khả năng cạnh tranh của các công ty công nghệ Mỹ

Trong bức thư của mình, Apple nhấn mạnh đóng góp của mình cho nền kinh tế Mỹ. Ông lớn của thung lũng Sillicon hiện là công ty nộp thuế doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ và tạo ra hơn 2 triệu việc làm trên toàn đất nước. Công ty cho biết mức thuế bổ sung sẽ làm giảm sự đóng góp này và cũng có thể đe dọa khả năng cạnh tranh với các công ty công nghệ nước ngoài của Apple.

"Các nhà sản xuất Trung Quốc mà chúng tôi đang làm việc để tạo cạnh tranh với thị trường toàn cầu không hiện diện nhiều ở thị trường Mỹ và do đó sẽ không bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ", Apple viết. "Cả các đối thủ cạnh tranh không phải là người Mỹ khác của chúng tôi cũng vậy. Một mức thuế của Mỹ sẽ khiến sân chơi nghiêng về các đối thủ toàn cầu của chúng tôi."

Apple đã đính kèm một danh sách gần 20 sản phẩm⁠, bao gồm cả iPhone, MacBook và AppleTV - mà hãng muốn loại trừ khỏi chính sách thuế quan.

Cùng nội dung, một bức thư tập hợp đề xuất từ Dell, HP, Intel và Microsoft đã yêu cầu chính phủ loại bỏ máy tính xách tay và máy tính bảng ra khỏi danh sách hàng hóa áp dụng thuế quan. Các công ty cho biết, mức thuế có thể làm tăng giá bán lẻ trung bình của một chiếc máy tính xách tay lên 120 USD/máy, trích dẫn một nghiên cứu từ Hiệp hội Công nghệ tiêu dùng. Một bức thư khác của Sony, Nintendo và Microsoft đã yêu cầu loại trừ các máy chơi game video.

Trong số các lý do được Chính quyền Trump viện dẫn về thuế quan là mối lo ngại về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ. Trong thư của Dell, các công ty thừa nhận đây là một mối quan tâm chính đáng, nhưng lập luận rằng việc tăng thuế quan cũng không có tạo nhiều khả năng ngăn chăn mối lo này.

"Áp dụng thuế quan bổ sung đối với máy tính xách tay trong thực tế sẽ làm suy yếu các ưu tiên chính sách của chính quyền trong cuộc điều tra Trung Quốc này", các công ty viết trong thư trước khi nói rằng chính sách này sẽ buộc họ chuyển hướng thời gian và tiền bạc để phát triển sản phẩm mới và cũng có thể đe dọa vị trí là người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ.

Chờ đợi kết quả tốt đẹp từ hội nghị G20

Tổng thống Donald Trump và các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự kiến sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tuần tới tại Nhật Bản. Nhiều người đang hy vọng rằng nếu các cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp, tổng thống Trump có thể quyết định không áp dụng đề xuất mở rộng thuế quan.

Hiệp hội Công nghệ tiêu dùng trong thư đã yêu cầu Trump hoàn toàn từ bỏ chiến lược thuế quan, đặc biệt đề cập đến cuộc họp G20 như một cơ hội để bắt đầu cải thiện quan hệ Mỹ-Trung.

Theo Trang Trang

Cùng chuyên mục
XEM